Cấu tạo răng – Mô phôi răng miệng

Mỗi răng có phần thân răng và chân răng. Giữa phần thân răng và chân răng là đường cổ răng (cổ răng giải phẫu) là một đường cong, còn gọi là đường nối men-xê măng. Thân răng được bao bọc bởi men răng, chân răng được xê măng bao phủ.

 

Lợi răng bao quanh cổ răng tạo thành bờ, gọi là cổ răng sinh lý. Phần răng thấy được trong miệng là thân răng lâm sàng. Cổ răng sinh lý thay đổi tùy theo nơi bám và bờ của lợi viền, khi tuổi càng cao thì nơi bám này càng có xu hướng di chuyển dần về phía chóp răng.

Bao gồm men, ngà răng (mô cứng) và tủy răng (mô mềm).

Men răng

Men răng có nguồn gốc ngoại bì, là tổ chức cứng nhất cơ thể là tổ chức có tỉ lệ muối vô cơ cao nhất trong các tổ chức rắn của cơ thể:  96% là muối vô cơ.

Tính chất hóa học: men răng là tổ chức cứng, giòn, cản tia X. Bình thường men có màu trong mờ, mỏng, ngấm vôi tốt, qua lớp men có thể nhìn thấy ngà ở dưới nên răng có màu trắng hơi vàng. Khi men dày, ngấm vôi không đều, màu men chuyển sang xám hoặc trắng xanh. Lớp men phủ thân răng thường dày mỏng không đều, chỗ dày nhất là núm răng (hơn 1,5mm), ở vùng cổ, men răng mỏng dần và tận cùng bằng một cạnh góc nhọn. Tỷ trọng của men: 2,9 – 3.

Tính chất hóa học:

Thành phần vô cơ: chiếm 96 %, chủ yếu là hydroxy apatit Ca10 (PO4)6(OH)2, ngoài ra còn 1 số lượng rất ít nhưng không thể thiếu được là muối cacbonat: trong đó có MgCO3 chiếm 2% chất vô cơ, một lượng nhỏ clorua, fluorua, sunfat Na và K.

Thành phần hữu cơ: chiếm 1%, chủ yếu là axit amin histidin, lysin arginin (các axit amin trong keratin), còn lại 3% là nước.

Cấu trúc tổ chức học: phần vô cơ bao gồm những trụ bao bọc bởi chất hũu cơ, trên kính hiển vi điện tử thường thấy các trụ men rộng 5 – 10µm    (1micromet = 10-6 met) tối đa có thể tới 20µm. Trên kính hiển vi điện tử: một trụ men gồm có trụ nhỏ từ 500-1000A chiều rộng và 3000-5000A (1 Angstrom = 10-8 cm) chiều dài. Các trụ này cũng được bao bọc bởi chất hữu cơ.  Hướng trụ men là thẳng đứng với ngà răng. Trên núm răng : hướng trụ men như nan hoa bánh xe mà tâm là sừng tủy. Hướng trụ men ở cổ răng hàm cũng vuông góc đối với ngà răng. Bên ngoài men răng có phủ một lớp hữu cơ : gọi là màng thứ phát. Lúc R mới mọc, men răng còn non, có tới 30% chất hữu cơ và nước. Dần dần men răng già đi, chất vô cơ tăng dần, có thể là do các tinh thể sắp xếp lại sát nhau hơn, mặt khác men răng cũng ngấm các chất vi lượng chủ yếu là Fluor làm cho apatit chuyển thành Fluoroapatit. Trên men răng không phải là chỗ nào cũng cứng đều, nơi cứng nhất là ở bên ngoài.

Ngà răng :

Ngà là một tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu ở thân răng, trong điều kiện bình thường ngà răng không lộ ra ngoài, và được bao phủ hoàn toàn bởi men răng và xương răng. Ngà răng bao bọc và bảo vệ cho tủy R. Ngà là tổ chức ít rắn hơn và chun giãn hơn men răng, không giòn và dễ vỡ như men.

Tính chất hóa học :

* Thành phần hữu cơ và nước: chiếm 30%, chủ yếu là chất keo collagen.

Cấu trúc tổ chức học: tùy theo giai đoạn xảy ra sự tạo ngà mà có  những thay đổi quan trọng về mặt cấu trúc, gồm 2 loại tổ chức sau đây:

– Ngà tiên phát: lớp ngà tạo nên trong quá trình hình thành răng, chiếm khối lượng chủ yếu của răng, gồm: ống ngà, chất giữa các ống ngà và dây Tomes.

+ Ống ngà: ống ngà xuất phát từ bề mặt tủy rồi chay suốt chiều dài của ngà và tận cùng bằng một đầu chột của đường ranh giới men ngà. Các ống ngà ở cùng một vùng thường chạy song song với nhau nhưng không bao giờ chạy theo một đường thẳng mà có đoạn chạy gấp khúc, đặc biệt là ở đoạn vùng cổ răng. Các ống ngà có đường đi hình chữ S ở ngà thân răng, đường đi khá thẳng ở ngà chân răng. Số lượng ống ngà ở vùng gần tủy răng: 50.000 ống/mm2, ở vùng ngoại biên: 15.000 ống/mm2. Lý do là vì tỷ lệ diện tích bề mặt phía trong (mặt tiếp giáp ngà tủy) so với bề mặt phía ngoài (mặt ranh giới men ngà và ngà – xương răng) là 1: 5. Đường kính ống ngà vùng tủy là 3-5 µm, vùng ranh giới men ngà là  1µm . Thực ra lúc đầu, đường kính ống ngà ở vùng ranh  giới men ngà cũng to nhưng dần bị thu hẹp lại trong quá trình tồn tại. Ngoài ra còn có các ống ngà phụ và các nhánh nối.

+ Ngà gian ống: chất giữa các ống ngà được hình thành bởi sự ngấm vôi những thành phần hữu cơ có cấu trúc sợi, trong đó chủ yếu là những sợi keo sắp xếp thẳng góc với ống ngà.

+ Dây Tomes: trong ống ngà có dây tomes là đuôi nguyên sinh chất kéo  dài của tạo ngà bào, nó bảo đảm sự trao đổi chuyển hóa và khả năng tạo ngà. Tùy theo chiều dày của lớp ngà răng, chiều dài của đuôi này thường là 2-3 mm nhưng có thể đạt tới 5mm. Đường kính của nó thay đổi, giảm dần từ trong ra ngoài, khoảng 4-5µm trước khi đi vào lớp tiền ngà, 1-3µm ở vùng ngà gần tủy, 0,5-1µm ở vùng ngà xa tủy. Trên đường đi, nó cho các nhánh bên (vi nhung mao) đi vào các ngà gian ống, các nhánh này có đường kính 0.35µm đến 0.6µmm có thể tiếp xúc với nhánh của các đuôi lân cận .

Ngà thứ phát: là ngà được hình thành ở giai đoạn răng đã hình thành rồi, có 2 loại.

+ Ngà sinh lý được hình thành liên tục trong suốt thời gian tồn tại của răng với nhịp độ rất chậm.

+ Ngà thứ phát bệnh lý hình thành bởi quá trình bệnh lý của răng (lớp ngà phản ứng ) do sâu răng, do sang chấn, do quá trình làm mòn răng hoặc do tạo lỗ hàn.

Độ cứng của ngà răng ở thân, cổ và chân răng tương tự nhau. Tuy vậy, tùy theo vùng, độ cứng của ngà có khác nhau. Ngà răng cứng nhất được thấy ở khoảng cách tủy 0,4 đến 0,6mm cho tới khoảng giữa lớp ngà, ở gần tủy, ngà răng mềm hơn, ở vùng ngoại vi tương đối mềm. Ngà răng tự nhiên có màu vàng nhạt, có độ đàn hồi cao.Ngà răng xốp và có tính thấm.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận bằng facebook

bình luận

Để lại một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.