Bệnh học viêm thận bẻ thận mạn
Là hậu quả của nhiễm trùng niệu kéo dài, tái phát nhiều lần, điều trị không dứT điểm.
Giải phẫu bệnh
Đại thể
Thận teo nhỏ, cả hai bên nhưng không cân xứng hoặc chỉ teo một bên.
Bờ thận gồ ghề, lồi lõm không đều.
Đài bể thận bị biến dạng, co kéo, méo mó.
Có khi thận là những ổ mủ hoặc một bọc mủ.
Vi thể
Xơ hóa tổ chức kẻ, xâm nhập nhiều tế bào lympho, tương bào, bạch cầu đa nhân.
Nhiều ống thận bị phá hủy, phần còn lại giãn rộng.
Cầu thận bị hyalin hóa, mất hình thể bình thường hoặc bị tổ chức xơ bao quanh ngoài màng Bowman, hoặc trong màng Bowman.
Mạch thận bị xơ cứng, chèn ép bởi tổ chức xơ.
Triệu chứng học
Tiền sử: Bệnh nhân thường có nhiễm trùng hệ tiết niệu tái phát nhiều lần, có yếu tố thuận lợi làm nghẽn, ứ nước tiểu: sỏi, u xơ tiền liệt tuyến, dị dạng đường tiết niệu…
Triệu chứng lâm sàng
Có thể có hội chứng bàng quang: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục, tiểu máu.
Không phù, trái lại có dấu hiệu da khô, đàn hồi giảm, kiểu mất nước.
Chỉ phù khi có suy thận nặng, dinh dưỡng kém.
Đau ê ẩm vùng hông lưng, 1 hoặc 2 bên.
Tiểu nhiều, tiểu đêm.
Thiếu máu, tăng huyết áp thường xuất hiện muộn.
Triệu chứng cận lâm sàng
Nước tiểu:
Protein < 1g/24h.
Bạch cầu > 6000/phút hoặc > 5/vi trường ở vật kính 40.
Vi trùng > 105/ml.
Khả năng cô đặc nước tiểu giảm sớm: làm nghiệm pháp cô đặc thường tỷ trọng tối đa < 1,018.
Phân ly chức năng cầu và ống thận: khả năng cô đặc giảm, tỷ trọng thấp, nhưng mức lọc cầu thận bình thường. Đây là dấu hiệu sớm của viêm thận bể thận mạn.
Khi đã có suy thận:
Hồng cầu, hémoglobin máu giảm.
Urê, crêatinin máu tăng.
Xquang và siêu âm thận:
Thận teo nhỏ không cân xứng, bờ gồ ghề, lồi lõm không đều.
Tiến triển
Tiến triển nói chung là chậm. Có khi hết vi trùng trong nước tiểu bệnh vẫn tiến triển.
Thường có các đợt kịch phát.
Cuối cùng dẫn đến suy thận mạn. Suy thận càng nhanh khi:
Nhiều đợt kịch phát.
Huyết áp tăng.
Dùng kháng sinh độc cho thận.
Không loại bỏ được các yếu tố thuận lợi: sỏi, u xơ tuyến tiền liệt.
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định: Chủ yếu dựa vào: tiền sử, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với viêm cầu thận thận mạn, dựa vào:
Phù hay gặp hơn, tăng huyết áp xuất hiện sớm hơn
Nước tiểu: Hồng cầu nhiều hơn bạch cầu, không có mủ trong nước tiểu, lượng Protein niệu nhiều hơn, chủ yếu là Albumin.
Thận nhỏ nhưng cân xứng, bờ đều.
Điều trị
Điều trị nhiễm trùng
Chủ yếu là các đợt cấp hoặc giai đoạn có vi trùng niệu mặc dù không có triệu chứng lâm sàng nhưng phát hiện qua theo dõi tế bào vi trùng niệu.
Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, tránh các loại kháng sinh độc thận.
Loại bỏ các yếu tố thuận lợi
u, sỏi…
Điều trị tăng huyết áp, rối loạn toan kiềm, điện giải, thiếu máu.
Tựa như chiếc lá