Bệnh cơ tim giãn
- ĐỊNH NGHĨA
Bệnh cơ tim dãn là hội chứng dãn thất trái với sự gia tăng khối lượng thất chủ yếu là thất trái với rối loạn chức năng tâm thu hay tâm trương mà không có tổn thuơng nguyên phát màng ngoài tim, van tim hay thiếu máu cơ tim.
Trên lâm sàng bệnh cơ tim dãn được biểu thị qua sự dãn hai thất, thất trái nhiều hơn thất phải, do sự ứ trệ trong buồng thất, là nguồn gốc các cục máu đông gây tắc mạch.
Về giải phẫu bệnh, đó là sự xơ hóa kẽ cơ tim, các tế bào cơ phì đại và thoái hóa không đặc hiệu.
- NGUYÊN NHÂN: Thường điều trị bằng cách loại trừ.
- Một số yếu tố được đề ra như: Nhiễm trùng (entérovirus), dinh dưỡng, ngộ độc (rượu), tăng HA, tổn thương vi tuần hoàn vành, miễn dịch, sau sinh.
- Chẩn đoán bệnh cơ tim dãn vô căn: Chỉ xác định khi đã loại trừ các nguyên nhân biết được.
- Sự dãn thất và giảm co bóp: Đưa đến sự giảm chỉ số tống máu và sự gia tăng thể tích cuối tâm trương. Điều này sẽ làm giảm sự làm rỗng tâm nhĩ, làm tăng áp lực nhĩ trái và áp lực cuối tâm trương của thất trái. Ở giai đoạn đầu, nhịp tim nhanh bù trừ với sự giảm thể tích tống máu tâm thu nhằm duy trì lưu lượng tim (Q = FxV). Về sau sẽ xuất hiện giảm lưu lượng tim, sự gia tăng áp lực mao mạch phổi (OAP) và sau cùng là sự gia tăng áp lực mao mạch phổi và suy thất phải.
- Sự giảm áp lực tưới máu thận: Đưa đến sự kích thích hệ renine – angiotensine -aldostérone. Điều này làm gia tăng thể tích máu nhưng gây sự co mạch ngoại biên. Sự thiếu máu dưới nội tâm mạc thường gặp do sự giảm dự trữ vành.
- Hỏi bệnh
Nội dung
III. SINH LÝ BỆNH
VI. LÂM SÀNG
1.1. Tiền sử
– Tiền sử cá nhân và điều trị hiện tại hay trước đây.
– Gia đình.
1.2. Triệu chứng cơ năng:
– Mệt mỏi, khó thở các mức độ.
– Phù ngoại biên, đau ngực, hồi hộp, tiền sử thuyên tắc mạch ngoại biên hay não.
- Khám lâm sàng
– Tim: Nhịp tim nhanh, HAĐM (bình thường hay thấp), mỏm tim lệch trái, tiếng T3, T4, thổi tâm thu hở hai lá và/hay hở ba lá, các dấu hiệu của suy thất phải.
– Phổi: Ran ẩm phổi, tràn dịch màng phổi.
V. CẬN LÂM SÀNG
- X quang phổi: Tim to với sự gia tăng tỉ lệ tim/lồng ngực, dấu xung huyết phổi, tràn dịch màng phổi.
- Điện tim: Nhịp nhanh xoang, bất thường không đặc hiệu đoạn ST-T, phì đại thất (T), bloc nhánh (T) không hoàn toàn hay hoàn toàn, bất thường nhĩ đồ, sóng R giảm biên độ. Đôi khi có sóng Q dễ nhầm hoại tử cơ tim, rối loạn nhịp nhĩ và nhịp thất.
- Sinh hóa: Ion đồ: giảm Natri máu, suy thận chức năng, CPK bình thường.
- Siêu âm tim với Doppler tim
4.1. Siêu âm 2 bình diện và TM: Dãn các buồng tim nhất là thất trái, giảm chỉ số co hồi, giảm co bóp toàn thể vách tim, có khi không co bóp dễ nhầm suy mạch vành, có thể thấy cục máu đông và tràn dịch màng tim.
4.2. Doppler tim: Tìm dấu hở 2 lá (cơ năng), dấu hở 3 lá hay hở động mạch phổi, sự rối loạn chức năng tâm trương, đánh giá cung lượng tim.
- Các phương pháp thăm dò đặc biệt:
5.1. Chụp nhấp nháy cơ tim: chỉ số tống máu giảm.
5.2. Thông tim: cho phép đánh giá áp lực buồng tim, sự hoạt động các buồng tim, các van tim. Sinh thiết cơ tim khi muốn tìm nguyên nhân.
5.3. Holter nhịp, trắc nghiệm gắng sức, kích thích tim.
VI. TIẾN TRIỂN
- Biến chứng: Suy tim toàn bộ, rung nhĩ, nhịp nhanh thất và đột tử, tắc mạch ngoại biên và não bộ, phổi.
- Tỷ lệ sống trung bình: 6 tháng đến 3 năm sau khi xuất hiện các triệu chứng, 20% bệnh nhân có diễn tiến thuận lợi hơn.
VII. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
– BCT thiếu máu tiến triển.
– BCT do tăng HA tiến triển.
– Bệnh van tim, đặc biệt là hở van hai lá nặng.
– Bệnh cơ tim tắc nghẽn.
Nói chung, bệnh cơ tim dãn nguyên phát được chẩn đoán sau khi loại trừ tất cả các nguyên nhân dãn thất trái, đặc biệt là bệnh mạch vành nặng hay hở van tim nặng.
VIII. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ
- Biện pháp chung
- Điều trị thuốc: kết hợp thuốc dãn mạch và lợi tiểu được đánh giá cao.
- Điều trị biến chứng: như phù phổi cấp, choáng tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp thất.
- Ghép tim.
Nguồn tham khảo:
Đại học Y Dược Huế
Tựa như chiếc lá