PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU BỆNH NHÂN NGỪNG HÔ HẤP – NGỪNG TUẦN HOÀN
1. phương PHáP éP TIM NGOàI LỒNG NGỰC.
1.1. MỤC ÐÍCH
ép tim ngoài lồng ngực là một thủ thuật dùng áp lực mạnh, liên tục và nhịp nhàng ép lên 1/3 dưới của xương ức. Tim được ép giữa xương ức và xương sống nằm ở PHÍA SAU, GIÚP CHO SỰ LƯU THÔNG MÁU giữa tim, phổi, não và các tổ chức khác của cơ thể đồng thời kích thích ÐỂ TIM ÐẬP LẠI KHI TIM NGỪNG ÐẬP.
ép tim thường có hiệu quả hơn nếu tiến hành kết hợp với hô hấp nhân tạo.
1.2. Kỹ thuật tiến hành.
1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ:
Một tấm ván hoặc một khay lớn rộng hơn lưng của nạn nhân.
1.2.2. Tiến hành
a) Ðặt nạn nhân nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, chân cao hơn đầu. Nếu nằm trên giường đệm thì lót tấm ván hoặc khay dưới lưng.
b) Cấp cứu viên quỳ bên cạnh nạn nhân (ngang tim). (Cấp cứu viên đứng thán nằm trên giường).
c) Ðặt bàn tay trái lên 1/3 dưới xương ức, hướng sang bên trái, bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái, 2 tay duỗi thẳng hai vai hướng thẳng vào hai tay. Phải xác định rõ vị trí trước khi đặt tay lên ngực nạn nhân.
Hình 182. Mặt cắt ngang của lồng ngực, tim được ép giữa xương ức và cột sống
d) Dồn sức nặng của toàn thân ép xuống lồng ngực của nạn nhân nhịp nhàng, liên tục 60-80 lần/1 phút. (H.183)
e) Khi phối hợp ép tim và thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim thì thổi ngạt 1 lần. Phương pháp này cần có 2 người. (H.184)
f) Kiên trì ép cho đến khi tim đập trở lại. Khi cần thiết có thể thay người khác, nhưng phải đảm bảo liên tục.
g) Trong khi cấp cứu phải theo dõi sắc mặt, mạch, đồng tử của nạn nhân. Sau 60 phút tim không đập trở lại, đồng tử giãn to thì thôi.
h) Khi tim đã đập trở lại, toàn trạng ổn định, cho nạn nhân nằm thoải mái, đắp ấm và tiếp tục theo dõi mạch, nhịp thở của nạn nhân.
1.2.3. Ghi hồ sơ.
a) Tình trạng nạn nhân trước, trong và sau khi ép tim
b) Thời gian tiến hành
c) Tên người tiến hành
1.2.4. Những điểm cần lưu ý
– Cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực phải được tiến hành ngay tức khắc, tại chỗ và liên tục.
– Trong khi tiến hành tay của cấp cứu viên không được nhắc rời khỏi lồng ngực nạn nhân (đề phòng sai vị trí tay) ép 80 lần/ 1 phút.
– Ðối với trẻ em từ 1 tuổi đến 8 tuổi chỉ cần dùng 1 tay ÉP TỪ 80-100 LẦN/1 PHÚT.
2. phươNG PHáP THỔI NGẠT.
2.1. Ðại cương.
Thổi ngạt là phương pháp cấp cứu nạn nhân ngừng thở đột ngột do nhiều nhân khác nhau gây nên: sập hầm, điện giật, trúng độc… nhưng tim vẫn còn đập.
Thổi ngạt được tiến hành bằng cách người cứu nạn thổi trực tiếp hơi của mình qua mồm người bị nạn.
2.2. Kỹ thuật
2.2.1. Dụng cụ
– Gạc miếng, khăn hoặc vải sạch
– Gối, chăn hoặc vải trải giường
2.2.2. Tiến hành
a) Làm thông đường hô hấp trên (H. 185)
– Ðặt nạn nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên.
– Dùng một nút gạc chèn giữa 2 hàm răng phía má để miệng nạn nhân mở ra.
– Dùng ngón tay trỏ cuốn gạc móc đờm dãi, lấy hết ngoại vật, răng giả, nếu có.
b) Nới rộng quần áo, thắt lưng, cravat, áo lót phụ nữ.
c) Kê gối dưới vai để đầu ngửa ra phía sau (làm thông đường hô hấp)
d) Cấp cứu viên quỳ một bên ngang đầu nạn nhân, hoặc đứng nếu nạn nhân nằm trên giường.
e) Một tay đặt dưới cằm, đẩy cằm ra phía trước, lên trên. Tay kia đặt lên trán nạn nhân, ngón trỏ và ngón cái bịt mũi nạn nhân khi thổi vào.
f) Cấp cứu viên hít vào thật sâu rồi áp miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi mạnh, đồng thời quan sát lồng ngực nạn nhân xem có phồng lên, xẹp xuống theo nhịp thổi không (H.186)
Phải đảm bảo miệng mình trùm kín lên miệng nạn nhân. Lúc bắt đầu thổi nên thổi tiếp 5 lần liền để phổi nạn nhân có nhiều oxy.
Nếu không thấy lồng ngực nạn nhân phồng lên trong khi thổi vào, phải kiểm tra lại tư thế của đầu và cằm, xem đường hô hấp có thông không.
g) Ngẩng đầu hít vào thật sâu đồng thời bỏ tay bịt mũi nạn nhân.
h) Tiếp tục thổi 15-20 lần/phút cho người lớn, 20-25 lần/phút cho trẻ em, 30-40 lần/phút cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thổi cho đến khi nạn nhân tự thở lại được. Khi cần thay đổi người khác cần phải duy trì động tác, không được để gián đoạn.
i) Lấy gối dưới vai ra, cho nạn nhân nằm thoải mái và đắp ấm.
j) Theo dõi sát mạch, nhịp thở và chăm sóc nạn nhân cho đến khi tình trạng ổn định.
Lau mồm, mặt cho nạn nhân.
2.2.3. Thu dọn và bảo quản dụng cụ
– Thu dọn gối, chăn hoặc vải trải gửi đi giặt.
– Ðổ bỏ gạc bẩn và những ngoại vật lấy ra từ nạn nhân.
2.2.4. Ghi hồ sơ
– Tình trạng nạn nhân trước, trong và sau khi thổi ngạt.
– Thời gian thổi ngạt
– Tên người thực hiện
2.2.5. Những điểm cần lưu ý
a) Kỹ thuật thổi ngạt cần được thực hiện ngay tức khắc, tại chỗ và liên tục.
b) Trong khi thổi ngạt phải đồng thời theo dõi mạch, đồng tử của nạn nhân để kết hợp đánh giá tình trạng nạn nhân.
c) Ðối với trẻ nhỏ: miệng của cấp cứu viên có thể trùm kín cả miệng và mũi của trẻ nhưng thổi với nhịp nhanh hơn và nhẹ hơn.
d) Luôn luôn đảm bảo đường thở được thông suốt.
3. phỐi hỢp ép tim và thỔi ngẠt
Khi xác định một bệnh nhân ngững tuần hoàn, người điều dưỡng cần làm theo các bước sau:
3.1. Ðể bệnh nhân nằm trên nền cứng.
3.2. Khai thông hô hấp.
– Ðể bệnh nhân nằm ngửa đầu tối đa
– Móc đờm, dãi, dị vật (răng giả) trong miệng bệnh nhân.
3.3. Dùng nắm đấm bàn tay đấm 5 lần vào giữa điểm 1/3 dưới xương ức với độ cao tay đấm 50cm. Ngay sau khi đấm, bắt mạch bẹn hoặc cổ nếu thấy có mạch thì đấm tiếp tục (thay ép tim) với tần số 60-80 lần/phút.
3.4. Thổi ngạt (hoặc bóp bóng ambu) tần số 15-20.
3.5. Phối hợp giữa ép tim và (bóp bóng) thổi ngạt:
3.5.1. Phương pháp chỉ có 1 người: thổi ngạt 2 lần rồi ép tim 15 lần; thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần. Làm như vậy ép với tần số 80 lần/phút.
3.5.2. Phương pháp 2 người: 1 người thổi ngạt, 1 người ép tim phối hợp nhịp nhàng sao cho ép tim và thổi ngạt không được tiến hành cùng một lúc. Cứ 5 lần ép tim 1 lần thổi ngạt. Tần số ép tim 60-80 lần/phút.
Thời gian cấp cứu: nếu xử trí đúng quy cách mà tim không đập lại, đồng tử giãn to sau 60 phút, ngừng cấp cứu.
Tựa như chiếc lá