HÚT ĐỜM DÃI

1. mục đích

rửa bàng quang là phương pháp dùng ống thông đưa qua niệu đạo vào bàng quang nhằm mục đích làm sạch và điều trị.

2. ÁP DNG.

Rửa bàng quang trong các trường hợp sau:

– Ðặt thông tiểu liên tục lâu ngày.

– Bàng quang bị nhiễm khuẩn.

– Chảy máu bàng quang (Sau khi mổ bàng quang, cắt tuyến tiền LIỆT)

3. CáC ÐIểM CầN LưU ý KHI RửA BàNG QUANG.

– Tránh bơm rửa với áp lực mạnh, nhất là khi bàng quang bị chảy máu.

– Trong khi rửa nếu thấy bệnh nhân bị mệt hoặc nước rửa chảy ra có máu thì phải ngừng ngay và báo cáo với bác sĩ.

4. QUY TRìNH Kỹ THUậT RửA BàNG QUANG.

4.1. Phương pháp 1:

Ðiều dưỡng rửa tay, đeo khẩu trang.

4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ:

Nếu bệnh nhân chưa đặt ống thông tiểu, phải mang theo một bộ thông tiểu.

a) Khay vô khuẩn:

NG BƠM hút hoặc bơm tiêm 50ml.

– Gạc

 

b) Khay sạch và dụng cụ sạch:

– LỌ CẮM kẹp, kìm

– Dung dịch rửa 37o – 38oC. Tùy theo chỉ định mà dùng dung dịch rửa. Dung dịch NaCl 0,9%; thuốc tím 1/5000, protargol, nitrat bạc 1/8000 hoặc Betadine.

– Túi giấy

– Băng dính (nếu cần)

– Bình phong

c) 2 Khay quả đậu vô khuẩn:

– Một khay đựng dung dịch rửa.

– Một khay hứng nước chảy ra.

4.1.2. Kỹ thuật tiến hành:

– Mang dụng cụ đến bên giường bệnh

– Báo và giải thích cho bệnh nhân việc sắp làm

– Che bình phong cho bệnh nhân và thông tiểu (nếu cần)

– Ðiều dưỡng rửa tay

– Tháo rời đuôi ống và ống dẫn nước tiểu, cho phần đuôi ống vào khay quả đậu

– Dùng gạc bọc đầu nối của ống dẫn nước tiểu, để ở chỗ chắc chắn.

– Dùng bơm tiêm hoặc ống bơm hút dung dịch rửa sạch chỗ nối của ống thông trước, phần dung dịch còn lại bơm từ từ vào ống thông để rửa phần ngoài của ống. Rút ống bơm hút ra cho nước bẩn chảy ra khay quả đậu.

– Bơm nước vào bàng quang, rút ống bơm hút cho nước bẩn chảy ra.

+ Tránh bơm mạnh làm kích thích bàng quang.

+ Nếu bơm vào mà nước không chảy ra, có htể thay ống thông khác nếu không có chỉ định đặc biệt.

– Tiếp tục làm lại nhiều lần cho đến khi nước chảy ra sạch

– Gắn ống dẫn nước tiểu vào ống thông lau khô chỗ nối và dán băng dính cho chắc.

– Thu dọn dụng cụ

– Cho bệnh nhân nằm lại thoải mái

– Rửa tay, ghi hồ sơ

4.2. Phương pháp 2

4.2.1. Chuẩn bị dụng cụ

a) Dụng cụ vô khuẩn

– Khay dụng cụ thông tiểu nếu bệnh nhân chưa đặt ống thông

– Bốc có khăn phủ hoặc chai 1 lít (phải có nút kín)

– Dung dịch rửa (theo chỉ định)

– Một ống nối thủy tinh hình chữ Y

– Ba ống cao su: 2 ống có khóa, 1 ống không có khóa

– Chai 1 lít đựng nước chảy ra

b) Dụng cụ khác

– Trụ treo

– Kim băng hoặc băng dính

4.2.2. Tiến hành

– Mang dụng cụ đến bên giường bệnh nhân

– Báo cho bệnh nhân biết việc sấp làm

– Chuẩn bị. bốc hay chai rửa bàng quang. Trước khi rửa bàng quang nên đo lượng nước tiểu và đổ nước tiểu đi.

– Gắn một ống cao su có khóa nối với nhánh thứ nhất của chữ Y

– Gắn một ống cao su có khóa vào nhánh thứ 2 của chữ Y, để vào chai hứng nước chảy ra đặt dưới sàn nhà.

– Gắn ống cao su không khóa vào nhánh còn lại của chữ Y, đầu kia gắn vào ống thông tiểu.

– Ðóng hai khóa lại

– ĐỔ DUNG dịch rửa vào bốc đậy khăn lại

– Treo bốc lên trụ. Nếu dùng chai, phải đậy nút chắc chắn trước khi treo lên.

– Ghim ống cao su nối với ống thông vào giường.

– MỞ KHÓA Ở ỐNG CAO SU NỐI VỚI BỐC CHO NƯỚC CHẢY từ từ vào bàng quang khoảng 250ml, khóa lại.

– Sau 30 phút mở khóa của ống dần xuống chai cho nước chảy ra. Phương pháp này giúp bàng quang có thể làm việc trở lại bình thường.

– Giữ nguyên tình trạng đóng khóa bốc và mở khóa chai cho đến lần rửa tiếp theo. Mỗi ngày rửa hai lần vào giờ nhất định, mỗi lần 180 – 400 ml dung dịch.

– Cho bệnh nhân nằm lại thoải mái.

– Thu dọn dụng cụ

– Ghi hồ sơ:

+ Ngày giờ rửa bàng quang

+ Dung dịch rửa, nhiệt độ, số lượng, thuốc (nếu có)

+ Tính chất nước chảy ra.

+ Phản ứng của bệnh nhân trong và sau khi rửa

+ Tên người tiến hành

 

Rate this post

Bình luận bằng facebook

bình luận

Để lại một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.