KỸ THUẬT ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ
1. ÐạI CưƠNG
ăn uống là một trong những nhu cầu CƠ BẢN CỦA MỖI CÁ NHÂN. DÙ CHO CƠ THỂ Ở tư thế nghỉ ngơi hoàn toàn không hoạt động gì thì vẫn tiêu hao một số năng lượng nhất định cung cấp cho các hoạt động bên trong cơ thể để duy trì sự sống.
Khi cơ thể bị ốm đau thì nhu cầu về ăn uống lại càng trở nên quan trọng vì ăn uống tốt giúp cho cơ thể có đủ khả năng chống lại BỆNH TẬT VÀ HỒI PHỤC SỨC KHỎE. Ăn uống cũng có tầm quan trọng nhanh như thuốc để điều trị. Do vậy bằng mọi cách người điều dưỡng phải đảm bảo cho bệnh nhân ăn uống TỐT.
2. CáC ÐUờNG ÐưA THứC ĂN VàO CƠ Thể BệNh NHÂN
2.1. Ăn bằng đường miệng
2.2. Ăn qua ống thông (qua đường mũi hoặc miệng)
2.3. ỐNG thông qua da vào thẳng dạ dày.
2.4. Qua đường tĩnh mạch.
2.5. ỐNG thông qua hậu môn (ít sử dụng, kém hấp thu và ít có hiệu quả)
3. Kỹ THUậT CủA TừNG ÐườNG Ðưa ThứC ăn.
3.1. Cho ăn bằng đường miệng.
3.1.1 ÁP dụng
Bệnh nhân tỉnh, nuốt được nhưng không ăn được.
3.1.2 Chuẩn bị dụng cụ:
Một khay: bát, đĩa, thìa, đũa, dao, dĩa (nếu cần)
– Khăn ăn, cốc uống nước.
– Thức ăn
– Thức tráng miệng (trái cây hoặc bánh ngọt)
3.1.3 Chuẩn bị bệnh nhân.
Thông báo và giải thích cho bệnh nhân dể bệnh nhân chuẩn bị trước
– Sắp xếp lại giường bệnh nhân cho gọn gàng.
– Chuẩn bị tư thế bệnh nhân thích hợp.
– Rửa tay cho bệnh nhân.
3.1.4. Tiến hành:
– Ðiều dưỡng rửa tay.
– Lấy thức ăn ra đĩa hoặc bát cho thích hợp.
– CÓ THỂ CHO gia vị lên trên thức ăn nếu cần thiết.
– Xếp thức ăn vào khay cho đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn.
– Ðặt khăn ăn lên khay.
– Mang khay thức ăn để bên giường bệnh nơi thích hợp (trước mặt bệnh nhân)
– Choàng khăn ăn trước ngực bệnh nhân.
– Lấy cơm và thức ăn vào bát, khuyến khích bệnh nhân ăn và bón cho bệnh nhân ăn từng thìa một (nếu bệnh nhân không tự ăn được) cho đến khi hết.
– Cho bệnh nhân ăn tráng miệng bằng hoa quả hay bánh ngọt.
– Lau miệng cho bệnh nhân.
– Cho bệnh nhân xúc miệng và uống nước
– ĐẶT BỆNH NHÂN Ở tư thế thoải mái
– Thu dọn khay ăn.
3.1. 5. Thu dọn dụng cụ và bảo quản:
– ĐỔ THỨC ăn thừa vào thùng chứa.
– Rửa sạch khay và các dụng cụ khác bằng nước và xà phòng.
– Lau khô và để nào nơi quy định.
3.1.6. Ghi hồ sơ:
– Ngày giờ ăn.
– Khẩu phần ăn.
– SỐ LƯỢNG: Loại thức ăn – bệnh nhân tự ăn hay cần giúp đỡ.
– Lý do bệnh nhân ăn ít hay không ăn.
– Thức ăn gì bệnh nhân không ăn được.
– Tên người cho ăn.
3.1.7. Những điều cần lưu ý:
– Phải loại bỏ những yếu tố làm bệnh nhân ăn mất ngon (vệ sinh buồng bệnh, môi trường).
– Khi cho bệnh nhân ăn phải có thái độ ân cần, vui vẻ, luôn động viên để bệnh nhân ăn được nhiều, ăn hết khẩu phần.
– Ðảm bảo bệnh nhân ăn đúng giờ quy định, không nên kéo dài bữa ăn quá lâu nếu thức ăn bị nguội phải hâm nóng lại.
– Ðảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi cho bệnh nhân ăn; dụng cụ sạch, tráng bằng nước sôi trước khi dùng. Nếu bệnh nhân không ăn ngay phải dùng lồng bàn đậy lại.
– Trong khi cho bệnh nhân ăn nên giải thích, hướng dẫn những vấn đề về dinh dưỡng, chế độ ăn bệnh lý cho bệnh nhân.
3.2.1. ÁP dụng:
– Bệnh nhân hôn mê.
– Bệnh nhân uốn ván nặng.
– Chấn thương vùng hàm mặt, gãy xương hàm phải cố định.
– Ung thư lưỡi, họng, thực quản.
– Bệnh nhân từ chối không chịu ăn hoặc ăn ít.
– Trẻ sơ sinh non yếu, hở hàm ếch không bú được, bú bị sặc.
3.2.2. Chuẩn bị dụng cụ
a) Khay vô khuẩn
– ỐNG THÔNG Levin (trẻ nhỏ dùng thông Nelaton)
– Bơm tiêm 50ml
– Gạc
– Ðè lưỡi (nếu cần)
– Cốc đựng dầu nhờn (dầu Parafin)
– Phễu
b) Khay sạch
– Lọ cắm 2 kẹp
– Bình đựng dung dịch thức ăn (số lượng tùy thuộc vào bệnh lý và chỉ định của bác sĩ), nhiệt độ thức ăn 37oC.
– Cốc nước chín.
– 1 tấm nylon
– 1 khăn bông
– Băng dính, kéo cắt băng
– ỐNG NGHE
– Bát đựng thức ăn
– Lọ dầu nhờn
c) Khay quả đậu
3.2.3. Chuẩn bị bệnh nhân
– Thông báo và giải thích cho bệnh nhân biết về thủ thuật sắp làm. Ðộng viên bệnh nhân an tâm và hợp tác.
– Hướng dẫn bệnh nhân những điều cần thiết.
– Tư thế bệnh nhân thoải mái, thuận tiện cho kỹ thuật.
3.2.4. Tiến hành:
– Ðưa dụng cụ đến bên giường bệnh nhân.
– Kéo bình phong che dể tránh ảnh hưởng đến bệnh nhân khác.
– Cho bệnh nhân ngồi quay mặt về phía người làm thủ thuật hoặc nằm đầu cao (nếu bệnh nhân nằm), trẻ sơ sinh, bệnh nhân hôn mê phải cho nằm nghiêng đầu thấp dể tránh thức ăn trào vào đường hô hấp.
– Choàng tấm nylon trước ngực bệnh nhân và quanh cổ, phủ khăn bông ra ngoài.
– Vệ sinh mũi nếu dặt ống qua dường mũi.
– Ðiều dưỡng viên rửa tay.
– ĐỔ DẦU nhờn ra cốc.
– Ðo ống thông, đánh dấu mức đo và cuộn ống lại (tránh chạm ống thông vào người bệnh) đo từ đỉnh mũi đến dái tai và từ dái tai đến mũi xương ức.
– Bôi dầu nhờn vào đầu ống thông.
– Ðặt khay quả dậu dưới cằm và má bệnh nhân.
– Ðưa ống thông vào dạ dày qua đường mũi hoặc đường miệng bằng cách:
Một tay điều dưỡng cầm đầu ống thông (kiểu cầm bút)
Một tay cấm phần ống còn lại (đã cuộn).
Nhẹ nhàng đưa ống vào một bên lỗ mũi bệnh nhân. Khi ống tới họng thì bảo bệnh nhân nuốt đồng thời nhẹ nhàng đẩy ống vào đến mức đánh dấu (tới cánh mũi hoặc môi).
– Trong khi đưa ống thông vào nếu bệnh nhân có phản ứng (ho sặc sụa hoặc tím tái khó chịu) thì phải rút ống ra ngay.
– Kiểm tra ống thông: bảo bệnh nhân há miệng xem ống có bị cuộn ở trong họng không.
CÓ 3 CÁCH kiểm tra ống dẫn để chắc chắn ống vào tới dạ dày:
a) Lắp bơm tiêm vào đầu ống hút thử xem có dịch dạ dày không.
b) Nhúng đầu ống vào chén nước xem có sủi bọt không (nếu có sủi bọt theo nhịp thở là đưa nhầm ống vào đường khí quản).
c) Dùng bơm tiêm bơm hơi vào ống thông đồng thời dùng ống nghe để xem hơi có vào dạ dày không.
– CỐ ÐỊNH ống thông vào mũi và má bệnh nhân bầng băng dính
– Cho ăn.
– Lắp phễu hoặc bơm tiêm 50ml vào đầu ngoài của ống thông hoặc ống Levin.
– ĐỔ VÀO phễu một ít nước chín cho chảy qua ống thông.
– ĐỔ THỨC ăn vào phễu, có thể điều chỉnh tốc độ bằng cách nâng cao hoặc hạ thấp ống đồng thời theo dõi bệnh nhân..
– Sau khi cho ăn xong, đổ vào ống một ít nước chín để làm sạch lòng ống tránh thức ăn lên men, làm tắc ống.
– Ðậy nút ống thông lại hoặc lấy gạc buộc đầu ngoài của ống, gập ống lại nhằm giữ ống kín để thức ăn không bị trào ra ngoài ống.
– CỐ ÐỊNH ống thông vào phía đầu giường bệnh nhân bầng kim băng. Ðể lại đoạn ống để bệnh nhân xoay trở dễ dàng, không làm tuột ống ra ngoài.
– Rút ống thông (nếu không cần dể lưu đến bữa sau)
– Tháo bỏ tấm nylon và khăn bông.
– Lau mặt và miệng cho bệnh nhân
– Theo dõi bệnh nhân sau khi ăn (quan sát hiện tượng trào ngược).
– Sửa lại giường cho bệnh nhân và cho bệnh nhân nầm ở TƯ THẾ THOẢI MÁI.
3.2.5. Ghi hồ sơ:
– Ngày giờ cho ăn.
– Loại thức ăn, số lượng
– Tình trạng của bệnh nhân khi đặt ống, trong và sau khi cho ăn.
– Tên người làm thủ thuật.
3.2.6. Những điều cần lưu ý:
– Phải chắc chắn là ống thông đã vào đúng dạ dày thì mới bơm thức ăn.
– Phải theo dõi cẩn thận lần ăn đầu tiên.
– Những lần ăn sau cũng phải kiểm tra lại xem ống thông đó có còn ở trong dạ dày không.
– Phải vệ sinh răng miệng, mũi thường xuyên trong suốt quá trình đặt ống thông cho ăn (nếu lưu ống).
– Mỗi lần thay ống thông cho ăn thì đổi luôn cả lỗ mũi đặt ống.
– Không đặt ống qua đường mũi nếu bệnh nhân bị viêm mũi, CHẢY MÁU CAM, POLYP Ở MŨI.
– ĐỘ CAO Ở ÐẦU KHI CHO ĂN Ở ÐỘ 80O.
– Tùy từng trường hợp mà ống thông có thể lưu từ 24 giờ đến 48 giờ
Tựa như chiếc lá