Định lượng Protein phản ứng C (CRP)

Protein phản ứng C (C – reactive protein [CRP] là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết hợp với polysaccharide C của phế cầu; bình thường không thấy protein này trong máu. Trình trạng viêm cấp với phát hủy mô trong cơ thể sẽ khích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein phản ứng C trong huyết thanh.

* Có hai loại protein phản ứng C có thể định lượng được trong máu:
– Protein phản ứng C chuẩn (standard CRP): đánh giá tình trạng viêm tiến triển.
– Protein phản ứng C siêu nhạy (high – sensitivity CRP [hs – CRP]) chất này được coi như chất chỉ điểm đối với tình trạng viêm mạch cấp độ thấp.

1. Phương pháp xét nghiệm:
– Miễn dịch điện hóa phát quang.
– Elisa.
– Phương pháp miễn dịch đo độ đục
Nguyên lý: Kháng thể kháng CRP kết hợp với phân tử rất nhỏ latex phản ứng với kháng nguyên trong bệnh phẩm tạo thành phức hợp kháng nguyên – kháng thể. Sự kết dính được đo độ đục ở bước sóng 340 nm. Sự tăng độ hấp thụ quang tỷ lệ với nồng độ chất cần đo.

2. Giá trị bình thường
* CRP để đánh giá tình trạng viêm: 0 -10 mg/dl hay <10mg/l
* Hs –CRP: để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch:
– < 1.0 mg/l: nguy cơ thấp
– 1,0-3,0 mg/l: nguy cơ trung bình
– >3.0 mg/l: nguy cơ cao nhất
* Tham chiếu (menthod menu – Cobas C311 – C502)

3. Ý nghĩa xét nghiệm:
– CRP điển hình sẽ tăng lên trong vòng 6 ngày kể từ khi có tình tràng viêm
Định lượng các loại protein phản ứng C có thể cung cấp các thông tin hữu ích.
– Protein phản ứng C chuẩn (standard CRP) được sử dụng để:
– Đánh giá mức độ tiến triển của phản ứng viêm nhất là đổi với bệnh lý mãn tính như bệnh lý ruột do viêm, viêm khớp và các bệnh tự miễn.
– Đánh giá một nhiễm trung mới như trong viêm ruột thừa và các tình trạng sau mổ.
– Theo dõi đáp ứng với điều trị của các tình trạng bệnh lý nhiễm trùng (nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn) và viêm.
– Protein phản ứng C siêu nhạy (hs – CRP) là một yếu tố chính gây tình trạng xuất hiện và đứt rách mỏng ở mạch.
– Thăng nồng độ hs –CRP dự báo bệnh nhân có nguy cơ tăng vác sự cố. Vì vậy xét nghiệm này được dùng để đánh giá các nguy cơ bị các sự cố tim mạch khi nó được làm đồng thời với các xét nghiệm đanhgs giá nguy cơ mạch vành khác như định lượng nồng độ cholesterol máu.

* Tăng nồng độ protein phản ứng C (CRP) gặp trong:
– Viêm tụy cấp
– Viêm ruột thừa
– Nhiễm trùng do vi khuẩn
– Bỏng
– Tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng
– Bệnh lý ruột do viêm (vd: viêm loét đại tràng)
– Viêm khớp dạng thấp tiếm triển
– Tình trạng nhiễm trùng nặng (sepsin)
– Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
– U lympho
– Nhồi máu cơ tim
– Bệnh lý viêm tủa tiểu khu chung
– Viêm động mạch thế bào khổng lồ
– Lao tiến triển
– Tăng nồng độ hs – CRP nguyên nhân chính thường gặp là tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

 

Nguồn: Tài liệu tham khảo

Rate this post

Bình luận bằng facebook

bình luận

Để lại một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.