Pha hóa chất, dung dịch sử dụng trong xét nghiệm Huyết học


  1. Cách thử nước cấttrung tính để làm xét nghiệm

1.1.      Thử bằng dung dịch đỏ trung tính

  • – Nước cất l00ml.
  • – Dung dịch đỏ trung tính 1% vài giọt.

Nếu nước acid sẽ có màu vàng chanh, nhỏ từng giọt natri bicarbonat 1% vào cho đến khi nước có màu hồng là nước trung tính.

Nếu nước kiềm sẽ có màu hồng, nhỏ từng giọt acid acetic 1% vào cho đến khi nước chuyển thành màu da cam là nước trung tính.
1.2.      Thử bằng giấy đo pH

Cho vào cốc thuỷ tinh hoặc ống nghiệm lượng nước định thử. Lấy giấy đo pH nhúng vào nước trong 5 phút. Lấy giấy ra đem so sánh với màu chuẩn quy định, đọc kêt quả.

Nếu màu giấy thử không đúng với màu chuẩn thì cho acid acetìc 1% vào nếu nước kiềm hoặc natri bicarbonat 1% vào nếu nước acid. Lấy giấy thử lại cho đên khi đạt được màu quy định của pH trung tính.

1.3.      Đo bảng pH met (pH kế)

  • – Cho mẫu nước định thử vào cóng, đặt vào máy pH kế.
  • – Bật nút điện quv định trong máy, để ổn định trong 5 phút.
  • – Kim pH kê sẽ chỉ cho biết nước định thử là kiềm, trung tính hay acid.
  • – Cho từ từ acid acctic 1% vào (nếu nưốc kiềm) hoặc natri bicarbonat vào (nếu nước acid), điều chinh đến khi máy pH chỉ nước đạt trị số trung tính.
  1. Cách bảo quản và pha loãng cồn

2.1.      Cách bảo quản cồn tuyệt đối

Muốn giữ được cồn tuyệt đối thì cứ 1000ml cồn cho thêm vào 50g kali carbonat hoặc 50g đồng Sulfat khan, sẽ giữ được độ cồn đế làm xét nghiệm.

2.2.      Cách pha loãng cồn

–     Cho vào cốc nước chia độ số lượng mililit cồn dùng để pha loãng bằng số độ cồn định pha loãng.

–      Cho thêm nước cất vào cho đến khi số mililit bằng số độ cồn đem pha loãng. Thí dụ: Định pha cồn 90° thành cồn 70°:

  • – Cho vào cốc chia độ 70ml cồn 90°.

–     Cho thêm nước cất vào cho đến khi dung dịch có thể tích = 90 ml thì được cồn 70°.

 

  1. Dung dịch chống đông

3.1. Dung dịch natri citrat 3,8%

– Natri citrat : 3,8g

– Nưóc cất vừa đủ: 100ml

3.2. Chống đông Heparin:

– Heparin 500 đơn vị

– Nước cất 10ml.

3.3. Dung dịch complexon

– Muối dipotassic của ethylen diamin tetra acetic acid (EDTA): 1,5g

– Nước cất vừa đủ : 100ml

3.4. Hỗn dịch amoni oxalat và kali oxalat

Dễ kiếm, rẻ tiền, ít làm thay đổi hình thái tế bào máu vì amoni oxalat làm nở tê bào còn kali oxalat làm co tế bào.

Amoni oxalat: 1,2 g

Kali oxalat: 0,2g

Nước cất: 100ml

Dung dịch (3), (4): Pha xong lọc kỹ, dùng dần. Có thể làm thành dạng đông khô để khỏi làm ảnh hưởng đến thể tích máu. Cách làm: cho 0,1 ml dung dịch trên vào ông nghiệm tan máu, cho vào tủ ấm 56° trong 6 giờ. Dung dịch khô đi. Có thể chống đông cho lml máu.

  1. Cách pha Giemsa đậm đặc (Giemsa mẹ)

– Giemsa bột 0,75g

– Glycerin 35ml

– Cồn methylic 65ml

Cho Giemsa bột vào cối bằng sứ, cho từ từ glycerin vào và dùng chầy bằng sứ nghiền thật mịn. Tiếp tục cho cồn vào hoà đều. Đựng dung dịch vào lọ màu, nút lọ thật kín. Bọc lọ bằng giấy đen hoặc để ở chỗ tối, ngày lắc 3 lần, trong 4 ngày liền. Giemsa mẹ để trên 6 tháng mới đem dùng là tốt nhất. Có thể thay bột Giemsa bằng bột Wright theo công thức

– Wright bột l,3g

– Glycerin 3ml

– Cồn methylic 97ml

  1. Hỗn hợp Sulfo-cromic ngâm dụng cụ và lam

– Potassium bicromat K2Cr2O7 100g

– Nước 1000ml

Quấy cho tan đều. Sau đó từ từ thêm vào: acid sulfuric nguyên chất H2SO4 100ml Dung dịch phải đậy kín.

  1. Dung dịch nhuộm hồng cầu lưới

6.1. Xanh cresyl trong cồn

– Xanh cresyl ánh lg

– Cồn tuyệt đối 100ml

6.2. Xanh cresyl trong đệm muối citrat và clorua (OMS)

– Xanh cresyl ánh:                           lg

– Natri citrat 3%:                             20ml

– Natri clorua 9%0:                          80ml

Lắc cho tan đều rồi lọc. Dùng trong 1 tháng

  1. Dung dịch đếm số lượng hồng cầu

7.1. Dung dịch Hayem 

– Natri clorua : lg

– Natri Sulfat : 5g

– Sublimat : l,5g

– Nưổc cất:  200ml

7.2. Dung dịch Marcano 

– Natri Sulfat : 50g

– Formol 40% : 5ml

– Nước cất : 1000ml

7.3. Dung dịch nước muôi sinh lý 

– NaCl : 8,5 g

– Nước cất vừa đủ : 1000ml

  1. Dung dịch đếm số lượng bạch cầu 

8.1. Dung dịch Lazarus 

– Acid acetic : 50ml

– Xanh methylen 1% : 20 giọt

– Nước cất vừa đủ : 1000ml

8.2. Dung dịch Hayem 

– Acid acetic : 5ml

– Xanh methylen : 0,25g

– Nước cất vừa đủ : 1000ml

8.3. Dung dịch xanh acetic 

– Acid acetic : 10ml

– Xanh Toludin 0,25% : 10ml

– Nước cất vừa đủ : 1000ml

8.4. Dung dịch Turk:

– Acid acetic : 20ml

– Nước cất vừa đủ: 1000ml

– Xanh methylen 1%: 20  giọt

  1. Dung dịch đếm số lượng tiểu cầu

9.1. Dung dịch giữ nguyên cả hổng cầu và tiểu cầu

Dung dịch Marcano:

– Natri Sulfat:                         50g

– Formol 40%:                       5ml

– Nước cất vừa đủ:                 1000ml

9.2. Dung dịch làm vỡ hồng cẩu và giữ nguyên tiểu cẩu

9.2.1. Dung dịch urê

– Urê nguyên chất 0,7g

– Nước muôi 9%0 7ml

– Nước cất 3ml

9.2.2. Dung dịch cocain

– Cocain clohydrat 30g

– Natri clorua 2g

– Nưốc cất vừa đủ 1000ml

9.2.3. Dung dịch amonium oxalat 1% trong nước cất

Giữ ở nhiệt độ lạnh, trước khi dùng phải lọc.

Rate this post

Bình luận bằng facebook

bình luận

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.