CHUẨN ĐOÁN, CẤP CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP

CHUẨN ĐOÁN, CẤP CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP

 Học viện Quân Y – PGS.TS Hoàng Công Minh

1. NGUYÊN TẮC CHUNG XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC CẤP

Ngộ độc cấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tác nhân gây ngộ độc rất đa dạng: Hoá chất, thuốc, độc tố tự nhiên từ động vật, thực vật, nấm độc,… Cơ chế tác dụng, triệu chứng ngộ độc của các tác nhân có thể khác nhau và các biện pháp xử trí cụ thể có thể khác nhau, tuy nhiên có các nguyên tắc chung cho xử trí ngộ độc cấp.

Các nguyên tắc chung xử trí ngộ độc cấp gồm:

– Khẩn trư­ơng ngăn cản chất độc tiếp tục hấp thu vào máu và loại trừ chúng ra khỏi đường tiêu hoá, vết thương, da.

– Hạn chế tác dụng của chất độc lên tế bào, đồng thời thải loại chất độc, các sản phẩm chuyển hoá của chúng ra khỏi máu và các tổ chức.

– Duy trì chức năng của các hệ thống, cơ quan quan trọng, đảm bảo sự sống còn của cơ thể.

– Nhanh chóng xử trí cấp cứu ngay tại nơi xảy ra ngộ độc cũng như­ điều trị tại các tuyến quân y (d, e, f, bệnh viện QK, QĐ, QBC, bệnh viện khu vực, bệnh viện tuyến cuối).

– Dự phòng các biến chứng sau ngộ độc.

Tùy theo đặc điểm của loại chất độc, đ­ường thâm nhập, thời gian từ lúc ăn uống tới lúc xử trí cấp cứu, mức độ ngộ độc,… trong mỗi một trường hợp bác sĩ cần có cách xử trí riêng biệt.

Xử trí ngộ độc cấp cần phải tiến hành theo các h­ướng:

–         Điều trị nguyên nhân

–         Điều trị theo cơ chế bệnh sinh

–         Điều trị triệu chứng.

Các biện pháp xử trí có thể chia làm 3 nhóm:

1)    Biện pháp thải nhanh chất độc ra khỏi cơ thể

2)    Biện pháp điều trị đặc hiệu

3)    Biện pháp điều trị triệu chứng

Các biện pháp xử trí ngộ độc cụ thể được trình bày dưới đây:

2. BIỆN PHÁP LOẠI TRỪ CHẤT ĐỘC RA KHỎI CƠ THỂ

2.1 Biện pháp tăng thải, hạn chế hấp thu khi CĐ chưa hấp thu vào máu

2.1.1 Biện pháp tăng thải, hạn chế hấp thu ở đường tiêu hoá

Biện pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong xử trí ngộ độc qua đường tiêu hóa. Chất độc ch­ưa hấp thu trong đường tiêu hoá có thể thải loại ra ngoài bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, tẩy và tháo thụt, sử dụng chất hấp phụ, chất kết tủa, chất bao phủ và làm se niêm mạc. Đôi khi biện pháp loại chất độc ra khỏi dạ dày được kết hợp với sử dụng thuốc trung hoà chất độc (ví dụ: chất tạo phức, chất oxy hoá, kiềm,…). Hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc vào loại chất độc, thời gian hấp thu chúng ở đường tiêu hoá và tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà lựa chọn các biện pháp.

* Gây nôn bằng một trong các cách sau:

+ Kích thích họng bằng lông gà, bút lông, ngón tay,…

+ Tiêm du?i da apomorphin 0,005g (hi?n nay ít dùng).

+ Uống ipeca: Liều thông thường tuỳ theo dạng thuốc (hi?n nay ít dùng).

+ Uống nước muối đặc: Pha 3 thìa cà phê muối vào một cốc nước, uống

hết. N­ước muối trực tiếp kích thích lên niêm mạc dạ dày và gây nôn.

Chú ý:

–           Gây nôn càng nhanh càng tốt và chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh.

–           Không gây nôn khi bệnh nhân bị hôn mê, co giật hoặc có dấu hiệu co giật hoặc bị ngộ độc các chất ăn mòn (acid, kiềm).

–           Khi gây nôn, bệnh nhân cần cúi thấp đầu để tránh dịch nôn hút vào phổi.

* Rửa dạ dày:

Thông th­ường thức ăn chỉ l­ưu ở dạ dày 3 – 4 giờ, cho nên phải rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trong các trường hợp ngộ độc chất độc làm giảm nhu động ruột nên thức ăn lưu lại ở ruột lâu hơn, có khi tới 10 – 12 giờ. Những trường hợp này việc rửa dạ dày muộn vẫn có tác dụng.

Thủ thuật rửa dạ dày nói chung đơn giản, tuy nhiên cần phải tiến hành một cách cẩn trọng để tránh cho bệnh nhân hút phải dịch vào phổi.

Nếu bệnh nhân còn tỉnh: Khi rửa dạ dày phải cho bệnh nhân nằm nghiêng về phía trái, đầu dốc và luồn ống thông Faucher đến dạ dày. Bơm vào ống mỗi lần 200 ml dung dịch ấm (dung dịch muối NaCl với nồng độ 4 – 5g/lit hoặc dung dịch thuốc tím 1/5000). Trẻ em d­ưới 5 tuổi bơm khoảng 50 ml, sau đó hút ra. Số l­ượng dung dịch cần để rửa dạ dày trung bình khoảng 5 – 10 lít. Nguyên tắc chung là rửa cho đến khi n­ước lấy ra không còn đục. Nh? l?y 200 ml nước rửa dạ dày d?u tiên vào lọ có ghi số, tên, tuổi bệnh nhân, chất độc khả nghi và gửi đi xét nghiệm.

Nếu bệnh nhân trong trạng thái hôn mê: Khi đó phải đặt ống nội khí quản, sau đó luồn ống thông nhỏ vào dạ dày, bơm mỗi lần khoảng 100 – 200 ml dung dịch nh­ư trên rồi hút ra. Tiến hành làm nhiều lần cho tới khi nước trong. N?u trong d? dày có nhi?u th?c an thô gây t?c ?ng thông d? dày thì có th? thay th? r?a d? dày b?ng than ho?t.

* Tẩy, tháo thụt chất độc ra khỏi ruột:

Dùng thuốc nhuận tràng để kích thích ruột tăng đẩy chất độc ra khỏi đường tiêu hoá. Các thuốc th­ường dùng là:

–             Sorbitol: u?ng 6 gói x 5g hoặc dùng 1 – 2 ml/kg dung dịch 70%.

Trư­ờng hợp giảm nhu động ruột như­ trong trạng thái hôn mê thì dùng thuốc tẩy không cho hiệu quả mong muốn. Khi đó để tăng nhu động ruột cần tiêm dưới da proserin (1ml – 0,05%) trư­ớc khi dùng thuốc tẩy.

Dùng nước muối sinh lý hoặc nư­ớc xà phòng (khoảng 300 – 500 ml) thụt thẳng vào ruột qua hậu môn để tống hết chất độc ra khỏi ruột qua đại tràng.

* Ngăn cản chất độc hấp thu vào máu ở đường tiêu hóa:

Sau khi rửa dạ dày thư­ờng cho dùng các thuốc làm chậm quá trình hấp thu chất độc.

+ Dùng than hoạt: Than hoạt có khả năng hấp phụ tốt nhiều loại độc tố. Than hoạt dùng với liều 1 g/kg thể trọng thường khoảng 40 – 60g (3 – 4 thìa ăn) pha trong 50 – 100 ml nước cho bệnh nhân uống hoặc bơm qua ống thông vào dạ dày.

+ Dùng lòng trắng trứng gà: Lấy lòng trắng 6 quả trứng gà hòa đều vào một lít nước, cho nạn nhân uống dần từng cốc. Khi vào dạ dày – ruột, lòng trắng trứng sẽ kết hợp với chất độc tạo thành những albuminat không tan và được thải ra ngoài. Nư­ớc lòng trắng trứng còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc và làm giảm kích ứng đường tiêu hóa (áp d?ng cho u?ng ph?i acid ho?c bazo).

+ Dùng tanin hoặc acid tanic: Cho nạn nhân uống dung dịch acid tanic 1 – 4%. Nếu không có acid tanic, có thể thay thế bằng nước sắc của những cây có nhiều tanin như sim, ổi, bằng lăng….. Theo GS.TSKH Tr?n Công Khánh (2004), tanin có tác dụng giải độc đặc biệt tốt trong trư­ờng hợp ngộ độc các độc tố là alcaloid trong th?c v?t d?c (ụ d?u, mó ti?n, cà d?c du?c, thu?c phi?n, lỏ ngún,…).

2.1.2 Biện pháp loại trừ, hạn chế hấp thu chất độc ở da, niêm mạc hở, vết thương ngoài da

Nhiều loại chất độc ở thể lỏng, thể rắn có thể bám vào da, niêm mạc hở và sau đó hấp thu vào máu và gây ngộ độc. Ví dụ: chất độc loét nát (yperit, lewisite, các chất acid, kiềm,…). Vì vậy, cần thực hiện một số biện pháp sau để hạn chế hấp thu chất độc:

–         Tiêu độc da và niêm mạc bằng các dung dịch tiêu độc thích hợp.

–         Rửa niêm mạc hở (mắt, mũi,…) bằng các dụng dịch chuyên dụng.

–         Rửa vết thương bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý, cắt lọc, xử lý vết thương.

–         Súc miệng, khạc đờm rãi.

2.1.3 Biện pháp loại trừ, hạn chế hấp thu chất độc ở đường hô hấp

–         Rửa mũi, miệng, khạc đờm rãi

–         Dùng thuốc long đờm

–         Hít chất tạo phức (đối với một số loại chất độc). Ví dụ: hít DTPA khi bị ngộ độc kim loại nặng thể hơi.

2.2 Biện pháp tăng thải, hạn chế hấp thu khi CĐ đã hấp thu vào máu

2.2.1 Biện pháp thải chất độc qua thận

Khi chất độc đã ngấm vào máu, cần tìm cách tăng thải chất độc. Bi?n pháp thu?ng dùng nh?t là bài ni?u tích c?c.

Để bài ni?u tích c?c cần truyền nhiều n­ước vào cơ thể, thay d?i pH ni?u và dùng thuốc lợi tiểu.

Nếu bệnh nhân còn tỉnh, cho bệnh nhân uống một khối l­ượng lớn nước (3 – 5 lít/ngày). Bệnh nhân tăng đi tiểu sau 20 – 30 phút, đạt mức tối đa vào đầu giờ thứ 2 và kết thúc sau 3 – 4 giờ kể từ lúc ngừng uống nư­ớc.

é? ch? d?ng hon ho?c khi b?nh nhõn hụn mờ, nụn khụng u?ng du?c, c?n truy?n tinh m?ch dung dịch muối đẳng trương hoặc dung dịch glucose 5% với khối lượng 3 – 5 lít.

Nếu lượng nước tiểu nhỏ hơn 50 ml/giờ trong 3 gi? cũng như­ có dấu hiệu ứ nước c?n cho thu?c l?i ti?u furosemid. N?u khụng dỏp ?ng c?n ng?ng truy?n ho?c gi?m t?c d? truy?n.

Thay đổi pH huyết tương và nước tiểu sẽ làm tăng thải một số loại chất độc vì: thứ nhất là ngăn cản chất độc và sản phẩm chuyển hoá thâm nhập và tích tụ vào bên trong tế bào, mô; thứ hai là ngăn cản tái hấp thu chất độc ở ống thận, tăng đào thải chúng; thứ ba là làm tăng hoà tan chất độc và các sản phẩm chuyển hoá, ngăn cản chúng lắng đọng ở ống thận, làm hạn chế tổn thương thận. Chủ yếu thư­ờng áp dụng kiềm hoá nước tiểu cho các chất độc có tính acid (ví dụ gacdenal). Thường truyền 0,5 – 1 lít dung dịch natri bicarbonat 1,4% để kiềm hoá nước tiểu tới pH 7,5 – 8. Biện pháp toan hoá nư­ớc tiểu ngày nay không áp dụng vì có nhiều biến chứng.

Sử dụng thuốc lợi tiểu là biện pháp có hiệu quả để tăng lượng nư­ớc tiểu, tăng thải chất độc:

–             Furosemid (lasix): ống 20 mg tiêm tĩnh mạch 1 – 2 ống, tiêm nhắc lại nếu cần.

–             Dùng manitol: thuốc lợi tiểu thẩm thấu 320 ml – 10% hoặc 160 ml – 20% có thể dùng cho ngộ độc gacdenal.

Dùng thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến rối loạn cân bằng nước và chất điện giải vì vậy cần xét nghiệm hàm lư­ợng Na+, K+, dự trữ kiềm để điều chỉnh. Nếu bệnh nhân đáp ứng với bài niệu tích cực (có nước tiểu 1 – 1,5 lít/8giờ) cần bù kali (0,5 g kali cho mỗi chai dịch truyền 500 ml). Ngoài ra còn xét nghiệm hàm lượng urê, creatinin, protein và chất độc trong máu và nước tiểu.

2.2.2 Biện pháp thải chất độc qua gan

Một số chất độc với một số lượng nhất định thải cùng với mật vào ống tiêu hoá. Từ ruột chất độc có thể lại hấp thu vào máu (theo vòng tuần hoàn gan – mật) và tiếp tục gây độc hại. Vì vậy tăng cường thuốc tạo mật và thải mật vào ruột kết hợp với tẩy, tháo thụt ở đ­ờng tiêu hoá sẽ làm tăng thải chất độc.

Các thuốc nhuận mật thường dùng là sorbitol: bột 5g hoặc lọ thuốc tiêm truyền 250 – 500 – 1000 ml dung dịch 5% và 10%.  Có thể dùng magiê sunfat vừa là thuốc nhuận mật vừa có tác dụng nhuận tràng, tẩy.

2.2.3 Biện pháp thải chất độc qua đ­ường hô hấp

Một số loại chất độc và các phẩm chuyển hoá của chúng được thải ra ngoài qua đư­ờng hô hấp (ví dụ: ethanol, aceton,…). Để tăng thải chất độc qua đường hô hấp, cần kích thích chức năng hô hấp bằng cách dùng thuốc (niketamid, ethymizol,…) hoặc hô hấp nhân tạo thông qua máy thở, tăng thông khí với tần số cao 20 – 25 lần/phút). Hiệu quả nhất là cho thở máy kết hợp với cung cấp oxy.

2.2.4 Biện pháp lọc máu ngoài thận

Trư­ờng hợp có biểu hiện suy thận cấp, khi đó thận không có khả năng thải trừ nhanh chất độc thì cần tiến hành lọc máu ngoài thận.

– Lọc qua thận nhân tạo: Phương pháp lọc này đ­ược thực hiện dựa trên cơ sở các loại độc tố có trong huyết tương ở người thẩm thấu qua màng lọc bán thấm (selophan) vào dung dịch lọc theo nguyên lý chênh lệch nồng độ chất độc giữa huyết tương và dung dịch lọc.

Lọc qua màng bụng: Bản chất của phư­ơng pháp này là đổ dung dịch lọc chuyên dụng vào ổ bụng (có bề mặt gần 20.000 cm2 và là màng lọc rất tốt) và  chất độc hại từ máu thẩm phân qua màng bụng vào dung dịch lọc. Định kỳ rút dung dịch lọc từ ổ bụng ra và cho dung dịch mới vào. Trong dung dịch lọc, ngoài chất độc còn có một số lượng lớn protein, trong đó có cả các loại chất độc đã gắn vào protein.

Lọc màng bụng có chỉ định rộng rãi hơn chạy thận nhân tạo, có thể thực hiện cho bệnh nhân suy tim, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Ngoài ra, lọc màng bụng dễ thực hiện, không cần máy móc phức tạp và nhân viên kỹ thuật cao (Biện pháp lọc qua màng bụng hiện nay ít dùng vì nguy cơ nhiễm trùng ổ bụng và kỹ thuật lọc máu có nhiều tiến bộ).

2.2.5 Biện pháp hấp phụ máu

Phư­ơng pháp hấp phụ máu đư­ợc sử dụng khi bệnh nhân bị suy thận và suy gan – thận. Để thực hiện phương pháp này, cần nối hệ thống mạch máu bệnh nhân với ống có chứa chất hấp phụ trong thời gian 10 – 15 phút. Hiện nay phương pháp hấp phụ máu vẫn ít đ­ược sử dụng vì do điều kiện kỹ thuật và giá thành cao.

2.2.6  Biện pháp thay máu

Thay máu được chỉ định khi:

– Ngộ độc nặng chất độc có chứa các độc tố gây tan máu.

– Ngộ độc quá nặng các chất tồn tại lâu dài trong máu, khó đào thải.

– Không hiệu quả khi dùng phương pháp lọc máu ngoài thận.

Hiệu quả của phương pháp thay máu phụ thuộc vào l­ượng máu thay thế. Để thay hoàn toàn máu, cần ít nhất 10 lít máu, vì khi rút máu một phần máu mới đ­a vào cũng bị rút ra khỏi cơ thể.

2. BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU

Dùng thuốc điều trị đặc hiệu (antidot) kịp thời là biện pháp xử trí ngộ độc cấp rất có hiệu quả và nhiều khi đóng vai trò quyết định trong việc cứu sống bệnh nhân. Hiện nay có rất nhiều các loại thuốc điều trị đặc hiệu với các cơ chế khác nhau. Điều trị đặc hiệu cho hiệu quả tối đa khi dùng càng sớm càng tốt, dùng đúng liều và phải kết hợp với các biện pháp tăng thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Điều trị đặc hiệu chỉ áp dụng khi biết chắc chắn loại chất độc gây ngộ độc cho bệnh nhân. Dùng không đúng thuốc hoặc dùng đúng thuốc như­ng quá liều nhiều khi làm cho bệnh nặng thêm và có thể gây chết ngư­ời.

Ví dụ: Ngộ độc chất độc xyanua (CN) hoặc sắn, măng, đậu mèo (có chứa acid xyanhydric) phải dùng thuốc natri nitrit, amylnitrit để điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, natri nitrit, amylnitrit là chất tạo methemoglobin, vì vậy dùng không đúng liều có thể bị ngộ độc nitrit.

Chúng tôi xin giới thiệu một số loại thuốc điều trị đặc hiệu d­ưới đây:

 

Chất gây ngộ độc

Thuốc điều trị đặc hiệu

– Chất độc thần kinh (sarin, soman, Vx…)– Thuốc trừ sâu lân hữu cơ (phospho hữu cơ): wofatox, monitor,… – Atropin sulfat– Pralidoxim (2-PAM)
Nấm độc có chứa muscarin Atropin sulfat
– Chất độc toàn thân: HCN, ClCN,…– Các muối xyanua (NaCN, KCN,…),

– Thực vật chứa CN: sắn, măng, đậu mèo,..

– Amylnitrit hoặc natri nitrit hoặcxanh metylen

– Natri thiosulfat

– Glucose

– Hydroxocobalamin (tiền vitamin B12)

Các chất tạo methemoglobin (anilin, nitrit, nitrobenzen,…) Xanh metylen
– Chất độc loét nát Lewisite– Thuỷ ngân (Hg) vô cơ và hữu cơ (trừ methyl thuỷ ngân)

– Asen (As) vô cơ

BAL (dimercaprol) hoặc unithiol
Chì (Pb) vô cơ EDTA canxi hoặc BAL
– Rư­ợu metylic (methanol)– Ethylen glycol – Rượu etylic– Fomepizol
Thuốc phiện và chế phẩm từ thuốc phiện (morphin, heroin,…) Naloxon
Sắt (Fe) Desferoxamin (Desferal)
– Digoxin– Thực vật chứa glycosid tim (trúc đào, thông thiên, sừng trâu, sừng dê, càng cua) Fab kháng thể digoxin (digibind)
Heparin Protamin sulfat
Các loại chất độc qua đường tiêu hoá Than hoạt

 

3. BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG

Khi đã xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, các tổn th­ương ảnh hưởng tới chức năng sống của bệnh nhân, thì nhiệm vụ đầu tiên là phải sử dụng mọi biện pháp hồi sức để đảm bảo sự sống cho bệnh nhân tr­ớc khi thực hiện các biện pháp thải trừ chất độc.

Vì vậy, khi cấp cứu ngộ độc, thì cùng một lúc phải chuẩn bị gây nôn, rửa dạ dày, tháo thụt và đồng thời phải kiểm tra các chức năng sống của bệnh nhân để kịp thời can thiệp.

3.1 Xử trí khi có suy hô hấp

Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong trong ngộ độc cấp. Đôi khi bệnh nhân tử vong trư­ớc khi kịp dùng thuốc đặc hiệu hay thải chất độc ra khỏi cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây suy hô hấp và tuỳ theo nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp mà có biện pháp xử trí thích hợp:

– Suy hô hấp do liệt trung khu hoặc liệt cơ hô hấp:

+ Tiến hành hô hấp nhân tạo, dùng máy thở xách tay tại nơi xảy ra ngộ độc và trên đường vận chuyển.

+ Tại bệnh viện: thở máy kèm theo cho thở oxy, carbogen, kiểm tra nồng độ oxy, CO2, trạng thái kiềm toan. Chống co giật.

+ Dùng thuốc kích thích trung khu hô hấp (nếu cần): niketamid, ethymizol,…

– Suy hô hấp do co thắt và tăng tiết khí, phế quản:

+ Tiêm atropin để giảm tiết nư­ớc bọt, tiết dịch đường hô hấp và gây giãn khí phế quản.

+ Hút đờm rãi, dịch nôn, đặt ống nội khí quản.

+ Mở khí quản (khi phải hút dịch thường xuyên), thở máy.

– Suy hô hấp do phù phổi cấp huyết động:

+ Trích máu (200 – 300 ml/lần).

+ Dùng thuốc lợi tiểu (furosemid), tiêm tĩnh mạch.

+ Tiêm tĩnh mạch solu-medrol 40 mg x 2 hoặc 4 lọ.

+ Đặt nội khí quản, hút dịch, thở máy nếu phù phổi cấp kéo dài.

+ Lọc máu cấp, rút nư­ớc.

+ Tăng cường sự bền vững thành mạch: Tiêm tĩnh mạch vitamin C

liều cao + calcium.

+ Dùng kháng sinh để dự phòng bội nhiễm.

– Suy hô hấp do rối loạn vận chuyển oxy (ngộ độc chất tạo methemoglobin, carboxyhemoglobin, tan máu,…):

+ Thở oxy, oxy cao áp, truyền máu, thay máu.

+ Tuỳ trư­ờng hợp cụ thể mà điều trị nguyên nhân, đặc hiệu và triệu chứng

– Chống co giật: Nếu co giật nhẹ, dùng diazepam tiêm bắp. Nếu nặng, tiêm tĩnh mạch thiopental cho tới khi hết co giật, sau đó truyền duy trì 2 mg/kg/giờ. Tăng, giảm liều tuỳ theo đáp ứng. Trư­ờng hợp rất nặng: có thể dùng thuốc giãn cơ.

3.2 Xử trí khi có rối loạn tim mạch

Rối loạn tim mạch nhiều khi là hội chứng nổi trội nhất trong nhiều trư­ờng hợp ngộ độc. Những rối loạn này thường biểu hiện ở dạng: Sốc, tăng hoặc giảm huyết áp, rối loạn nhịp tim và truỵ mạch.

Cách xử trí khi có truỵ tim mạch:

– Đảm bảo đủ lưu lư­ợng tuần hoàn bằng truyền các dịch thể.

– Sử dụng thuốc trợ tim mạch: Dùng dobutamin hoặc dopamin hoặc adrenalin hoặc noradrenalin hoặc phối hợp 2 – 3 loại thuốc trên.

– Dùng corticoid: Tiêm Solu-medrol hoặc pha vào dịch truyền tĩnh mạch nhỏ giọt.

– Nếu huyết áp tụt: Truyền ngắt quãng hoặc tiêm dopamin.

– Nếu ngừng tim đột ngột: Xoa bóp tim ngoài lồng ngực, tiêm adrenalin thẳng vào tim hoặc sốc điện. Khi tim đập trở lại thì tiếp tục sử dụng các biện pháp trên.

– Khi huyết áp tăng kịch phát: Dùng thuốc lợi tiểu mạnh. Dùng thuốc hạ áp: Nhỏ adalat dưới l­ỡi, nếu cần thì lặp lại.

– Khi có loạn nhịp:

+ Nếu nhịp chậm dư­ới 60 lần/phút: tiêm tĩnh mạch atropin 0,5 mg, tiêm nhắc lại cho đến khi mạch trên 60 lần/phút hoặc tổng liều là 2mg. Nếu nhịp tim không cải thiện, thư­ờng kèm tụt huyết áp thì truyền adrenalin tĩnh mạch 0,2 mg/kg/phút.

+ Nếu nhịp tim nhanh: Ghi điện tim và xử trí theo loại loạn nhịp: nhanh thất, rung thất, xoắn đỉnh: sốc điện khử dung; Nếu nhanh xoang, nhanh trên thất: digoxin, prostigmin….

3.3 Xử trí khi có rối loạn nư­ớc, điện giải và cân bằng kiềm toan

Khi bị ngộ độc cấp thường xảy ra hiện tượng rối loạn nư­ớc điện giải và cân bằng kiềm toan. Khi xuất hiện những rối loạn này càng làm tăng thêm mức độ nặng của ngộ độc và nhiều khi là nguyên nhân gây tử vong, nhất là ở trẻ em. Duy trì sự cân bằng nước, chất điện giải và cân bằng kiềm toan đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị nhiễm độc.

 

Xử trí khi có rối loạn nư­ớc điện giải và cân bằng kiềm toan:

–    Truyền dịch, bổ xung chất điện giải (Na+, K+, Cl,…) tuỳ theo nguyên nhân gây rối loạn nư­ớc điện giải (nôn mửa, ỉa chảy, dùng quá liều thuốc lợi tiểu,…).

–    Phải xét nghiệm chất điện giải th­ường xuyên để điều chỉnh.

3.4 Xử trí khi có suy gan-thận cấp

3.4.1 Xử trí khi bị suy gan cấp

–           Tiêm tĩnh mạch 20 – 30 ml acid glutamic 1%/ngày. Tiêm tĩnh mạch arginin 1 – 2 lọ 2,5g/ngày (có tác dụng phân hủy amoniắc).

–           Theo dõi đường máu. Truyền tĩnh mạch glucose 10% x 2 lần/ngày với khối lượng mỗi lần 500 – 750 ml và insulin 16 – 20 đơn vị/ngày pha dịch truyền hoặc truyền tĩnh mạch qua bơm tiêm điện.

–           Tiêm tĩnh mạch methionin: 1 – 4 g/ngày.

–           Uống silymarin (140 mg x 2 – 3 lần/ngày).

–           N. acetylcystein: Tiêm tĩnh mạch 70mg/kg liều đầu sau đó 35mg/kg thể trọng mỗi 4giờ.

–         Vitamin C: 1g x 2 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch.

–         Furosemid (Lasix): ống 20mg tĩnh mạch, nhắc lại nếu cần để đạt 150-200ml nước tiểu/giờ.

–         Theo dõi và điều chỉnh rối loạn điện giải K+, Na+, Cl, kiềm toan.

–         Điều trị khi có rối loạn đông máu hoặc có biểu hiện xuất huyết:

+ Vitamin K: tiêm bắp 10 -20 mg hoặc truyền tĩnh mạch 10-40 mg/24 giờ, tùy theo mức độ rối loạn đông máu. Tiêm tĩnh mạch clorua canxi.

+ Truyền huyết tư­ơng tươi khi protrombin <40%

–         Điều trị khi có phù não (biến chứng do suy gan):

+ Thở máy nhằm tăng thông khí, chống phù não.

+ Manitol: Khi đe doạ tụt não: 400ml (20%) truyền tĩnh mạch trong 1giờ. Phòng tụt não 100ml mỗi 4-6giờ.

+ Đặt nội khí quản nếu có biểu hiện não–gan để ba?o vệ duo`ng tho?.

–  Lọc máu, ghép gan (tr­ường hợp nặng).

3.4.2 Xử trí khi bị suy thận cấp

– Suy thận mức độ nhẹ, khi thận còn làm việc: Dùng thuốc lợi tiểu furosemid (đến 140mg- tiêm tĩnh mạch) hoặc mannitol (1g/Kg cân nặng). Kiểm tra hàm lượng các chất điện giải và cân bằng kiềm toan để điều chỉnh.

– Suy thận mức độ nặng: Lọc ngoài thận (thận nhân tạo, lọc màng bụng), ghép thận.

3.5 Xử trí khi có rối loạn thần kinh tâm thần

Khi có dấu hiệu xuất hiện triệu chứng thần kinh tâm thần cần tăng cường các biện pháp điều trị chung (thải độc, điều trị đặc hiệu, điều trị triệu chứng) đồng thời có biện pháp xử trí riêng các rối loạn thần kinh tâm thần.

Khi có các rối loạn tâm thần (ảo giác, rối loạn ý thức,…): dùng haloperidol, aminazin (chống chỉ định khi có suy gan – thận cấp), magiê sunfat. ở tuyến bệnh viện cần tham khảo ý kiến bác sĩ tâm thần.

Trư­ờng hợp có viêm đa dây thần kinh: dùng vitamin B1, B6, B12.

Khi có co giật: Trước tiên, tùy theo loại chất độc dùng thuốc chống độc đặc hiệu. Nếu không hết co giật, dùng diazepam, thiopental natri, barbamil, gacdenal. Trường hợp rất nặng: gây mê và dùng thuốc giãn cơ.

Câu hỏi ôn tập:

  1. Nêu nguyên tắc, hướng và biện pháp chung điều trị ngộ độc cấp?
  2. Trình bày các biện pháp loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể ?
  3. Trình bày các biện pháp điều trị đặc hiệu   ?
  4. Trình bày các biện pháp điều trị triệu chứng  ?

 

Tài liệu tham khảo:

* Tài liệu chính:

Độc học và phóng xạ quân sự. NXB Quân đội nhân dân, 2003.

* Tài liệu tham khảo khác:

–     Tổn thương do vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân và biện pháp phòng chống. Học viện quân y; 1993.

–     Tổn thương do vũ khí hoá học và biện pháp phòng chống. Học viện quân y; 1978.

–     Tổn thương do vũ khí hạt nhân và biện pháp phòng chống. Học viện quân y; 1981.

Rate this post

Bình luận bằng facebook

bình luận

Trả lời