Bài giảng Y Khoa

Chẩn đoán và xử trí cấp cứu tắc đường hô hấp trên

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU TẮC ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN
Khoa Cấp cứu Bạch Mai
  1. Đại cương:

Tắc đường hô hấp trên cấp là một trong số ít cấp cứu nếu phát hiện và xử trí chậm nhiều khi chỉ cần chậm vài giây có thể gây hậu quả nghiêm trọng, đôi khi đe dọa đến tính mạng bệnh nhân
Tắc đường hô hấp trên cấp là tình trạng tắc nghẽn trên đường hô hấp trên bao gồm khí quản, thanh quản hoặc vùng họng.

  1. Chẩn đoán
    1. Chẩn đoán xác định

Dựa chủ yếu vào triệu chứng lâm sàng theo mức độ tắc nghẽn từ nhẹ đến nặng

  • Khó thở, có tiếng rít thở vào, hoặc tiếng thở bất thường
  • Thở nhanh nông hoặc thở chậm
  • Vã mô hôi
  • Co kéo các cơ hô hấp phụ
  • Tình trạng vật vã kích thích, hoảng loạn
  • Tím môi đầu chi (dấu hiệu muộn)
  • Rối loạn ý thức, lú lẫn, mất ý thức
  • Nghẹt thở, thở ngáp
  • Nghe phổi rì rào phế nang giảm cả hai bên
  1. Chẩn đoán nguyên nhân

Nguyên nhân nội sinh

  • Do sập các tổ chức phần mềm vùng họng miệng (giảm trương lực cơ, gẫy xương hàm)
  • Phù thanh quản/co thắt thanh quản
  • Viêm sụn lắp thanh quản cấp, viêm thanh quản cấp
  • Liệt dây thanh âm hai bên
  • Dị ứng gây phù niêm mạc họng và khí quản, thường do phản ứng dị ứng khi bị ong đốt, kháng sinh hoặc các thuốc hạ huyết áp (ức chế men chuyển)
  • Chấn thương thanh quản, khối u thanh quản

Nguyên nhân ngoại sinh

  • Phù mạch kiểu Ludwig/ ổ mủ vùng hầu họng
  • Khối máu tụ (do rối loạn đông máu, chấn thương, phẫu thuật)
  • U tuyến giáp
  • U hạch
  • U hoặc dị vật thực quản

Di vật

  • Thức ăn
  • Đồ chơi với trẻ em hoặc bất kì đồ vật gì với các bệnh nhân sa sút trí tuệ hoặc bệnh nhân tâm thần
  1. Những thăm dò cấp cứu
    • Soi thanh quản
    • Soi khí phế quản
    • Chụp X quang phổi
  1. Xử trí cấp cứu

Phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn:

  • Trường hợp tắc nghẽn bán phần (không khí còn ra vào phổi được):
    • Thở ô xy có làm ẩm tốt
    • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
    • Chuẩn bị sẵn sàng bộ đặt nội khí quản và dụng cụ hút đờm giãi
    • Khí dung adrenalin pha loãng 1:1000
    • Methyl prednisolon 40 – 80 mg tiêm tĩnh mạch
  • Nếu tắc nghẽn hoàn toàn và bệnh nhân có dấu hiệu thiếu ô xy (da và niêm mạc tím, thở ngáp cá, rối loạn ý thức) tiến hành kiểm soát đường thở
    • Tư thế ngửa đầu nâng cằm
    • Kiểm tra và lấy bỏ các dị vật bằng đèn soi thanh quản và kẹp Magill
    • Hút sạch đờm giãi, máu mủ trong miệng
    • Đặt nội khí quản cấp cứu:
      • Đặt nội khí quản qua đường miệng có dùng đèn
      • Đặt nội khí quản ngược dòng nhờ một guide đi qua màng nhẫn giáp
  • Mở khí quản cấp cứu qua màng nhẫn giáp
  1. Phòng bệnh
    • Tránh các yếu tố gây tắc nghẽn đường hô hấp trên trên các đối tượng nguy cơ như trẻ em, người sa sút trí tuệ, bệnh nhân tâm thần
    • Phát hiện sớm và điều trị kịp các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường hô hấp trên

Tài liệu tham khảo

  1. Vũ Văn Đính. Cẩm nang cấp cứu
  2. Current Diagnosis & Treatment Emergeny Medicine 2008
  3. Rosen’ Emergency medicine 2006
Rate this post

Bình luận bằng facebook

bình luận

Trả lời