CHO BỆNH NHÂN THỞ OXY

1. Cơ sở lý thuyết

Một trong những nhu cầu cơ bản nhất của mỗi cá nhân là được cung cấp đủ oxy mọi tế bào trong cơ thể cần được cung cấp oxy để chuyển hóa, dinh dưỡng và tạo ra năng lượng cần thiết cho sự hoạt động cửa cơ thể. Nếu không có oxy thì tốc độ chuyển hóa tế bào giảm xuống và một số tế bào bắt đầu chết sau khoảng 30 giây nếu không được cung cấp oxy.

TRUNG TÂM HÔ HẤP Ở hành não điều hòa tần số hô hấp. Trung tâm này rất nhạy cảm với nồng độ khí carbonic (CO2) và oxy (O2) ở TRONG MÁU, ÐẶC BIỆT LÀ NỒNG ÐỘ CO2. Khi nồng độ CO2 trong máu tăng lên thì hô hấp tăng lên về tần số và biên độ để tăng đào thải khi thừa.

Tần số hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là khoảng 40 LẦN/PHÚT.

trẻ nhỏ dưới 3 tuổi là KHOẢNG 30-35 LẦN/PHÚT.

trẻ lớn tần số hô hấp KHOẢNG 25-30 LẦN/PHÚT.

người lớn tần số hô hấp khoảng 14-22 lần/phút.

Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn hoặc mắc bệnh đường hô hấp thương có biểu hiện khó thở dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Mỗi điều dưỡng viên phải rất cảnh giác. Thận trọng khi có những vấn đề về hô hấp xảy ra và khi xử trí những vấn đề đó.

1.1 Bệnh nhân có nguy cơ thiếu oxy.

1.1.1. Tắc nghẽn đường hô hấp vì bất cứ nguyên nhân gì: đờm, dãi, dịch, dị vật, co thắt, sưng nề.

1.1.2. Hạn chế hoạt động của lồng ngực ví dụ: hậu phẫu ở bụng, chấn thương lồng ngực, bệnh lý của cột sống, tình trạng viêm nhiễm như viêm phúc mạc.

1.1.3. Suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh có tham gia quá trình hô hấp, ví dụ: viêm não, chấn thương sọ não, hôn mê, bệnh nhân được gây mê toàn thân, tai biến mạch máu não và các bệnh gây liệt như: bại liệt, đa xơ cứng.

1.1.4. Cản trở sự khuếch tán của khí trong phổi: tình trạng này thường do khối u trong phổi và các bệnh: Khí phế thũng, tắc mạch phổi và chấn thương.

1.1.5. Thiếu oxy trong không khí do điều kiện, hoàn cảnh môi trường. Ví dụ: Môi trường quá nóng, quá nhiều khói, sương hoặc không khí quá loãng ở nơi có áp suất khí quyển cao.

1.2. Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy.

– Bệnh nhân kêu khó thở. Bệnh nhân thường kêu: “tôi không thở được” hoặc “tôi cảm thấy là bị nghẹt thở”.

– Bệnh nhân thường phải ngồi dậy để thở

– Bệnh nhân biểu hiện lo âu, hoảng hốt, bồn chồn

– Vật vã kích thích

– Giảm thị lực

– Trí nhớ giảm, có thể lẫn lộn

– Giảm trương lực và sự phối hợp của cơ

– Trong giai đoạn đầu: huyết áp, mạch và tấn số hô hấp tăng vì tim đập tăng lên để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.

– Trong giai đoạn muộn: bệnh nhân có biểu hiện tím tái, thở dốc, rút làm co kéo các cơ hô hấp. Huyết áp và mạch giảm. Mất khả năng vận động đi lại.

Xét nghiệm phân tích khí máu động mạch thấy PaCOa tăng PaO2 giảm

1.3. Lưu ý khi sử dụng oxy liệu pháp.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy thì thường được chỉ định sử dụng dưới các hình thức khác nhau như: qua ống thông mũi hầu, qua mặt nạ hoặc lều oxy, phương pháp lều oxy hiện nay ít khi được sử dụng.

Oxy là một khí không màu, không mùi, không vị. Trong không khí oxy chiếm tỷ lệ xấp xỉ 21%. Oxy rất cần cho sự sống nhưng việc sử dụng oxy cũng có những mặt trái của nó vì:

– Oxy là một chất khí dễ cháy, nổ: phải đề phòng cháy, nổ.

– Khi sử dụng oxy thì khả năng nhiễm khuẩn cao vì vi khuẩn phát triển nhanh trong môi trường khí oxy và dễ dàng xâm nhập vào bộ máy hô hấp đã bị thương sẵn, cần đề phòng nhiễm khuẩn.

– Oxy là một khí khô nên nếu không được làm ẩm thì thở oxy sẽ làm khô các tế bào bộ máy hô hấp do vậy giảm sức đề kháng với sự nhiễm khuẩn.

– Khi nồng độ oxy trong máu cao thì lại gián tiếp ức chế trung tâm hô hấp thậm chỉ dẫn đến ngừng thở.

– Cần điều chỉnh lưu lượng chính xác

2. NGUY? TắC Sử DụNG OXY

2.1. Sử dụng đúng lưu lượng.

– Sử dụng lưu lượng oxy theo chỉ định và phương pháp thích hợp (vì lượng oxy vừa đủ thì có tác dụng cứu sống người bệnh) nhưng lượng oxy quá nhiều thì có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

2.2. Phòng tránh nhiễm khuẩn.

– Dụng cụ vô khuẩn

– Thay ống thông và đổi bên lỗ mũi 8 giờ/1ần

– Vệ sinh miệng cho bệnh nhân 3-4 giờ/1ần

– Luôn giữ ống thông khô (tránh tắc ống)

2.3. Phòng tránh khô đường hô hấp.

– Làm ẩm oxy bằng dung dịch sạch

– Ðộng viên bệnh nhân thường xuyên uống nước (uống ít một mỗi lần hoặc nhấp giọng nhiều lần.

2.4. Phòng chống cháy nổ.

+ Dùng biển “cấm lửa” hoặc “không hút THUỐC” TREO Ở KHU VỰC đang cho bệnh nhân thở oxy.

+ Căn dặn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách thăm không được sử dụng vật phát lửa như: bật lửa, diêm, nến, đèn dầu….

+ Các thiết bị dùng điện phải có dây tiếp đất để TRÁNH SỰ PHÁT TIA LỬA ÐIỆN.

3. QUY TRìNH Kỹ THUậT.

3.1. Thở bằng ống thông mũi hầu.

3.1.1. Chuẩn bị bệnh nhân

– Thông báo và giải thích cho bệnh nhân về thủ thuật sắp làm. Ðộng viên bệnh nhân hít vào qua đường mũi để tránh làm loãng nồng độ oxy.

– Ðặt bệnh nhân nằm tư thế thích hợp, thoải mái (thông thường bệnh nhân được đặt ở tư thế nửa nằm nửa ngồi) nhưng phải đảm bảo đường hô hấp được thông thoát.

3.1.2. DỤNG CỤ.

ng thông mũi hấu dùng 1 lần hoặc ống thông Nelaton vô khuẩn cỡ số thích hợp: Trẻ em dùng cỡ số 8 hoặc 10.

Người lớn nam giới dùng cỡ số 12 hoặc 14.

Người lớn phụ nữ dùng cỡ số 10 hoặc 12.

– Bình oxy, áp lực kế, lưu lượng kế, dây dẫn, ống nối tiếp...

– Bình làm ấm đựng nước cất hoặc nước chín (đổ nước 1/2 bình)

– Dầu nhờn vô khuẩn hoặc cốc đựng nước chín

– Gạc (2-3 miếng)

– Băng dính, kéo

– Kim băng

– Ðèn pin hoặc đèn soi và cái đè lưỡi.

3.1.3 Kỹ thuật

Các bước

– Rửa tay

– Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ.

– Ðưa dụng cụ đến bên giường bệnh. Nhận định bệnh nhân.

– Ðánh giá về tình trạng chung của bệnh nhân, lưu ý tình trạng về hô hấp tuần hoàn.

Ðể biết về tình trạng bệnh nhân trước khi áp dụng thủ thuật.

– Hướng dẫn và giải thích cho bệnh nhân, chú ý giải thích về tầm quan trọng của thủ thuật sắp làm. Thông báo cho bệnh nhân và người nhà về những quy tắc an toàn trong khi bệnh nhân đang thở oxy.

– Hút đờm dãi cho bệnh nhân, nếu cần thiết rồi đặt bệnh NHÂN Ở TƯ THẾ NỬA NẰM NỬA ngồi hoặc nằm ngửa kê gối mỏng dưới vai phù hợp với bệnh để làm thông đường hô hấp và giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn. Tư thế Fowler hoặc bán Fowler cho phép sự giãn nở tốt hơn của lồng ngực.

– Lắp ráp hệ thống thở oxy và kiểm tra lại sự hoạt động của toàn bộ hệ thống.

Mở van điều chỉnh lưu lượng oxy tới 3 lít/phút. Nhúng một đầu ống thông vào cốc nước nếu thấy có bóng nổi lên chứng tỏ sự thông suốt của toàn bộ hệ thống. Sau khi thử xong, đóng van lại (H.130)

– Ðo và đánh dấu ống thông

Cách đo: Ðo từ đỉnh mũi tới dái tai. Sau khi đo xong thì dùng mảnh băng dính để đánh dấu điểm vừa đo. Ðể đảm bảo đầu ống thông được đưa vào đúng vị trí, không bị sâu quá hoặc nông quá (H.131).

– Bôi trơn đầu ống thông:

+ Bơm kem bôi trơn tan trong nước ra miếng gạc vuông rồi xoay xoay đầu ống qua đó (không được dùng các loại dầu bôi trơn thông thường như glycerin hoặc paraffine…)

+ Nếu không có kem hòa tan trong nước thì chỉ cần nhúng đầu ống vào cốc nước sau đó vẩy nhẹ cho hết nước đọng.

Vặn van điều chỉnh lưu lượng lên 3 lít/phút trước khi đưa ống thông vào.

– Nhẹ nhàng đưa ống thông vào một bên lỗ mũi cho tới khi điểm đánh dấu chạm vào bờ lỗ mũi. Có thể dùng đè lưỡi và đèn soi để kiểm tra vị trí của đầu ống thông. Nếu thấy đầu ống thông ở vị trí cạnh với lưỡi gà thì phải rút ống thông lại một chút cho đến khi không nhìn thấy thì thôi (H.132).

Bôi trơn đầu thông để đưa ống vào được dễ dàng, tránh GÂY TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC NHẦY Ở mũi. Không dùng các loại dầu bôi trơn thông thường (dầu khoáng) để đề phòng trường hợp bệnh nhân hít phải có thể gây kích thích nặng ở phổi hoặc viêm phổi dạng mỡ (Lipoid pneumonia).

Luồng oxy đi qua ống thông sẽ tránh được sự tắc ống thông do dịch xuất tiết trong khi đưa ống thông vào.

Phải kiểm tra vị trí đấu ống vì nếu đầu ống ở quá sâu thì bệnh nhân sẽ nuốt vào nhiều oxy gây chướng bụng và khó chịu…

– Dán băng dính cố định ống thông có thể dán vào một bên mũi và má hoặc dán vào đỉnh mũi và trán. Gài kim băng để cố định ống vào vỏ gối hoặc áo của bệnh nhân.

– Dán băng dính và cài kim băng để khi bệnh nhân cử động cũng không làm thay đổi vị trí của ống thông.

– Ðiều chỉnh lưu lượng theo chỉ định

– Ðánh giá lại tình trạng bệnh nhân về màu da, tình trạng, tính chất hô hấp và các dấu hiệu sinh tồn khác như mạch và huyết áp.

– Treo bảng “cấm lửa” vào vị trí dễ nhìn thấy nhất và kiểm tra lại các quy tắc an toàn xem đã được thực hiện chưa.

– Thu dọn dụng cụ: đưa các dụng cụ sạch về vị trí cũ. Xử lý các dụng cụ bẩn theo quy định.

– Ghi chép vào hồ sơ chăm sóc.

Nội dung ghi chép:

+ Tình trạng bệnh nhân trước khi thở oxy

+ Thời gian bắt đầu thực hiện thủ thuật, lưu lượng oxy/phút

+ Tình trạng bệnh nhân sau khi làm thủ thuật và trong quy trình thở oxy

+ Người thực hiện: ký tên

3.2. Thở oxy qua mặt nạ

Mặt nạ là một dụng cụ phủ kín miệng và mũi bệnh nhân và được dùng để cho bệnh nhân thở oxy trong những trường hợp khẩn cấp hoặc khi bệnh nhân có tổn thương mũi, hầu. Thở bằng mặt nạ có thể cung cấp một nồng độ oxy cao (tham khảo bảng dưới đây). Một số ít được thiết kế để có thể cung cấp oxy đạt tới nồng độ 90%. Tuy nhiên người ta ít khi cchỉ định cho thở oxy với nồng độ cao hơn 60% để đề phòng mối nguy hiểm do ngộ độc oxy.

Thở oxy qua mặt nạ không nên áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh hô hấp, tuần hoàn gây khó thở tím tái kinh niên.
  • Hen phế quản
  • Lao xơ lan rộng

Nồng độ oxy tính theo lưu lượng lít/phút

Qua ống thông mũi hầu

Qua mặt nạ

1 lít – 24%

2 lít – 28%

3 lít – 32%

4 lít – 36%

5 lít – 40%

5-6 lít – 40%

6-7 lít – 50%

7-8 lít – 60%

3.1.1. Chuẩn bị bệnh nhân

Như chuẩn bị bệnh nhân ơe phần thở oxy qua ống thông mũi hầu.

3.2.2. Dụng cụ:

– Bình oxy, áp lực kế, lưu lượng kế

– Bình làm ẩm, đựng nước cất hoặc nước chín

– Mặt nạ theo chỉ định cỡ số thích hợp (dùng loại mặt nạ có bình thở lại hoặc không có bình thở lại là tùy thuộc vào từng bệnh nhân cần nồng độ oxy cao hay thấp).

Dây dẫn, ống nối tiếp.

3.2.3. Kỹ thuật các bước:

– Thực hiện các bước từ 1-6 như trong kỹ thuật cho thở oxy qua đường thông mũi hầu.

– Ðộng viên bệnh nhân tự cầm và điều khiển mặt nạ theo chỉ dẫn (nếu bệnh nhân tự làm được).

– Ðưa mặt nạ về phía mặt bệnh nhân và áp mặt nạ từ phía mũi xuống miệng.

– Vặn van điều chỉnh lưu lượng oxy theo chỉ định.

– Ðiều chỉnh mặt nạ cho khít với mặt bệnh nhân.

Mặt nạ phải áp sát với mặt bệnh nhân để sao cho càng ít oxy thoát ra qua khe hở giữa mặt nạ với da mặt càng tốt.

– Cố định băng co giãn quanh đầu bệnh nhân. Buộc băng vừa phải không chật quá làm mặt nạ bị xê dịch khỏi vị trí đúng.

– Thực hiện tiếp các bước 14-17 như trong kỹ thuật thở oxy qua đường mũi hầu, cần lưu ý một số điểm sau:

– Phải quan sát da mặt của bệnh nhân ở VÙNG ÐẶT MẶT NẠ ÐỂ XEM CÓ BỊ KÍCH thích do dị ứng với chất cao su hoặc nhựa cao su hoặc nhựa của mặt nạ không?

– Sau khoảng 1 giờ 30 phút – 2 giờ phải tháo mặt nạ ra lau khô lại mặt nạ và lau mặt cho bệnh nhân. Hoặc khi thấy mặt nạ đọng nhiều mồ hôi muối thì phải tháo ra lau khô ngay. Ðể làm cho bệnh nhân thoải mái dễ chịu.

Rate this post

Bình luận bằng facebook

bình luận

Trả lời