Tầm quan trọng của nội soi trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý dạ dày

Nội soi dạ dày là một thủ thuật an toàn giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác nhất các bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Nội soi giúp chẩn đoán và điều trị bệnh dạ dày hiệu quả

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, nội soi dạ dày – tá tràng không chỉ để chẩn đoán các bệnh lý về dạ dày tá tràng mà còn để điều trị nhiều bệnh lý ở dạ dày tá tràng mà không cần phẫu thuật.

Kỹ thuật nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày (còn được gọi là nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, nội soi dạ dày tá tràng, nội soi ống tiêu hóa trên) tiến hành bằng cách dùng một ống soi mềm có gắn camera đưa vào trong lòng thực quản và dạ dày để quan sát trực tiếp. Nội soi là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán nguyên nhân nôn ra máu, phát hiện các tổn thương viêm, loét, giãn tĩnh mạch thực quản, ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm.

Có 2 phương pháp nội soi dạ dày là có gây mê và không gây mê.

  • Phương pháp nội soi gây mê: Trong quá trình nội soi không gây cảm giác đau, khó chịu. Khi kết thúc nội soi người bệnh tỉnh hoàn toàn, không có cảm giác là mình vừa trải qua cuộc nội soi. Hiện phương pháp này được sử dụng rộng rãi và độ an toàn cao.
  • Phương pháp nội soi không gây mê: Thường gây cảm giác khó chịu, buồn nôn khi có vật thể lạ luôn vào người.

Nội soi dạ dày trong trường hợp nào

Nội soi dạ dày sẽ được bác sĩ tiến hành khi người bệnh nghi ngờ hay có các biểu hiện như:

  • Đau vùng thượng vị.
  • Buồn nôn, nôn và nôn ra máu.
  • Sút cân nhanh chóng.
  • Khó nuốt, nuốt đau.
  • Đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua.
  • Đi ngoài phân lỏng, đen.

Tầm quan trọng của nội soi trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý dạ dày

Nội soi dạ dày là phương pháp thông dụng có độ chính xác cao để thăm khám các bệnh lý về dạ dày. Phương pháp này giúp chẩn đoán sớm các tổn thương dạ dày dù nhỏ, những tổn thương niêm mạc dạ dày nhìn chính xác hơn so với chụp X.quang. Nội soi kết hợp với sinh thiết, siêu âm, xét nghiệm giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Thông qua nội soi có thể phát hiện được các tổn thương bên trong dạ dày như:

  • Rối loạn vận động co thắt, xoắn.
  • Viêm niêm mạc dạ dày teo đét hoặc phì đại.
  • Loét dạ dày tá tràng.
  • Các khối u dạ dày tá tràng (lành tính, ác tính, u mạch máu, ung thư…).
  • Polyp dạ dày.
  • Thoát vị hoành.
  • Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Sa niêm mạc dạ dày vào thực quản hay tá tràng.
  • Tình trạng của niêm mạc dạ dày teo đét hay phì đại.

Khi nhận được kết quả nội soi sẽ phụ thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ có hướng xử trí thích hợp.

Nội soi chẩn đoán

Đây là bước cơ bản nhất. Nhờ điều khiển được dây soi đi sâu vào ống tiêu hóa (thực quản – dạ dày và đoạn đầu ruột non) mà bác sĩ có thể nhìn tận mắt rõ ràng được trong thực quản, dạ dày, ruột non của bệnh nhân có bị bệnh lý gì, từ đó chẩn đoán chính xác bệnh.

Sau khi quan sát, bác sĩ có thể đưa một dụng cụ luồn vào dây soi vào dạ dày để lấy một mẩu nhỏ trong dạ dày ra làm xét nghiệm tìm vi trùng H.pylori có hiện diện trong dạ dày hay không, thậm chí lấy mẫu đó đem cấy xem vi trùng có độc lực gì và nhạy với kháng sinh gì.

Khi nhìn bằng mắt thường có những vùng nghi ngờ, bác sĩ có thể đưa dụng cụ luồn qua dây soi vào dạ dày bấm lấy một mẩu nhỏ của dạ dày đem phân tích và đọc dưới kính hiển vi để chẩn đoán sâu hơn nhằm phát hiện ung thư…

Nội dạ dày nhằm phát hiện những tổn thương bên trong (ảnh minh họa)

Nội soi can thiệp

Là phương pháp nội soi nâng cao. Sau khi hoàn thành giai đoạn chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tiến tới nội soi can thiệp như đưa dụng cụ luồn vào dây soi để tiến hành các thủ thuật nhằm điều trị cho bệnh nhân, thí dụ như cột, chích, kẹp, cột thắt, gây xơ hóa, gây đông keo, đốt cầm máu trong dạ dày và thực quản nhằm làm cầm máu trong những trường hợp bị chảy máu tiêu hóa.

Cũng bằng dụng cụ luồn qua dây nội soi, bác sĩ có thể gắp các dị vật mà bệnh nhân đã lỡ nuốt vào thực quản, dạ dày, cắt bỏ các u lành (polyp) trong thực quản, dạ dày và ruột non…

4/5 - (1 bình chọn)

Bình luận bằng facebook

bình luận

Trả lời