Hẹp van động mạch chủ

I. ĐỊNH NGHĨA

Do dính một hoặc nhiều mép van làm nghẽn máu từ thất trái vào động mạch chủ.

II. BỆNH NGUYÊN

– Bẩm sinh

– Thấp tim

– Canxi hóa không rõ nguyên nhân.

III. SINH LÝ BỆNH

Thất trái phì đại  để thắng sức cản do hẹp van, sau đó khả năng làm đầy kỳ tâm trương của thất sẽ bị giảm và áp lực cuối tâm trương của thất tăng lên. Tưới máu vùng dưới nội tâm mạc bị giảm do chịu áp lực cao đó là lý do gây cơn đau thắt ngực mặc dầu mạch vành bình thường. Luồng máu xoáy sau chỗ hẹp gây nên dãn động mạch chủ lên.

IV. TRIỆU CHỨNG

  1. Cơ năng: khó thở , ngất xỉu, đau ngực.
  2. Thực thể: nghe tiếng thổi tâm thu kiểu tống máu (mạnh lên rồi giảm xuống) ở đáy tim cường độ mạnh hay có rung miu, thô ráp, lan lên vùng các mạch cổ. Tiếng T2 chủ giảm cường độ hoặc là không nghe thấy.
  3. X quang: có thể thấy lớn thất trái, ĐMC giãn sau hẹp, canxi van.
  4. Siêu âm, Doppler tim: cho phép chẩn đoán hẹp van, đánh giá thất trái, ngoài ra cho biết mức độ nặng của hẹp van thông qua đo diện tích lỗ van và độ chênh áp qua van.
  5. Thông tim: cũng cho phép đo diện tích lỗ van và đo độ chênh áp qua van.

V. CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng chủ yếu dựa vào tiếng thổi tâm thu. Cận lâm sàng dựa vào siêu âm doppler hoặc là thông tim.

Cần phân biệt với hẹp ĐMC trên van và dưới van, siêu âm  rất có ích.

VI. ĐIỀU TRỊ

Gồm nội khoa và ngoại khoa trong đó điều trị nội có thể thực hiện ở tuyến cơ sở. Tuy nhiên điều trị nội không có kết quả tốt nếu hẹp nặng.

  1. Nội khoa

Ăn nhạt, trợ tim, lợi tiểu khi có suy tim. Tuy là nitroglycerin có ích khi có đau thắt ngực nhưng nói chung các thuốc giãn mạch ít giá trị và thậm chí có thể có hại trong mục đích điều trị suy tim. Nếu chức năng thất trái bình thường thì có thể dùng thuốc ức chế (nhằm cải thiện tuần hoàn vành. Khi hẹp nặng (độ chênh áp qua van > 70mmHg) khuyên bệnh nhân hạn chế hoạt động thể lực để tránh chết đột tử.

  1. Ngoại khoa

Phẫu thuật thay van khi có một trong 3 tam chứng  ngất, đau ngực, khó thở gắng sức. Nong van bằng bóng có thể thay phẫu thuật ở trẻ em hoặc người trẻ trong trường hợp hẹp van ĐMC bẩm sinh.

VII. TIÊN LƯỢNG

Người bệnh trung bình chỉ sống thêm 3 năm khi có suy tim, 4 năm khi ngất, 5 năm khi có đau ngực.

Nguồn tham khảo:

Đại học Y Dược Huế

 

Rate this post

Bình luận bằng facebook

bình luận

Trả lời