DỰ PHÒNG, SẮN SÓC VÀ ĐIỂU TRỊ MẢNG MỤC

1. Dự PHòNG Và CHĂM SóC ÐIềU TRị MảNG MụC

1.1 Nguyên nhân

Mảng mục là một loại loét có tính chất hoại tử do kém dinh dưỡng ở một vùng của cơ thể gây NÊN. MẢNG MỤC THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở những bệnh nhân nặng phải nằm lâu, đặc biệt là láu không trở mình, sức nặng của bản thân đè lên vùng da, cơ trong đó có huyết quản làm tuần hoàn khó lưu thông, máu động mạch không đến được, gây thiếu dinh dưỡng, máu tĩnh mạch ứ lại gây sung huyết. Thêm vào đó, mồ hôi ra nhiều, đại tiểu tiện không tự chủ, vải trải giường không phẳng, giường cứng không có đệm cũng tạo điều kiện thuận lợi gây nên mảng mục.

1 2. Nguyên tắc dự phòng mảng mục, nguyên tắc cơ bản là tạo cho máu dễ lưu thông.

– Thường xuyên thay đổi tư thế cho bệnh nhân, tối đa 2 giờ/1ần.

– Giữ gìn da khô, sạch, nhất là những vùng dễ bị mảng mục.

– Thường xuyên xoa bóp những vùng dễ bị MẢNG MỤC.

2. CáC PHƯƠNG PHáP PHòNG NGửA Và ÐIềU TRị MảNG MụC

2.1. Triệu chứng:

Tại những vị trí dễ bị mảng mục, trước hết người bệnh có cảm giác đau

+ MỘT VÙNG đỏ dần lên do sung huyết.

+ NỐT PHỎNG, NỐT PHỎNG NÀY THƯỜNG VỠ SỚM (TRỪ TRƯỜNG HỢP Ở gót chân do biểu bì quá dày).

+ VẾT TRỢT biểu bì, dưới vết trợt này da có màu đỏ bầm hoặc xanh nhạt sau đó đen lại.

+ Cảm giác của bệnh nhân tại vừng mảng mực giảm hẳn sờ vào thấy lạnh.

+ Cuối cùng để lại một vết loét sâu, to, bở nham nhở màu đen rất khó điều trị.

+ THỂ BỊ BỘI nhiễm.

2.2. Phương pháp phòng ngừa

2.2.1. Giữ gìn da khô sạch, phát hiện vùng dễ bị mảng mục:

– Hàng ngày phải quan sát vùng dễ bị mảng mục

– Lau rửa sạch những vùng ẩm ướt, bẩn, vùng mông của những người đại tiểu tiện không tự chủ bằng xà phòng và nước ấm.

– Lau khô.

2.2.2. Thay đổi tư thế:

– Luôn thay đổi tư thế nằm 2 giờ/1ần làm cho bệnh nhân thoải mái. Trong trường hợp đặc biệt có thể thay đổi tư thế bệnh nhân nhiều lần trong ngày theo chỉ định của thầy thuốc.

– Nếu da chỗ xương cùng bị đỏ lên, phải để bệnh nhân nằm nghiêng hoặc nằm sấp nhưng cần chú ý khi để bệnh nhân nằm nghiêng không được để lâu quá hai giờ. Vì da vùng ụ lớn xương đùi dễ bị tổn thương đồng thời phải lót giữa hai đầu gối bằng một gối êm.

– Ðặt vòng bông ở NHỮNG Ụ xương khác (mắt cá, gót chân, bả vai)

– Ngoài ra, khi để nằm ngửa phải kê dưới lưng người bệnh một gối mềm và đặt vòng hơi cao su dưới mông (Bọc vòng hơi cao su bằng khăn vải). Khi cho bệnh nhân đi đại tiện phải lấy vải lót lên mép bô… kê cao bắp chân bằng gối mềm để giảm sức đè vào gót chân. Kéo phẳng đệm vải và vải trải giường, dùng khung chăn cũng góp phần vào việc đề phòng mảng mục.

– Hiện nay người ta còn sử dụng đệm hơi (phao giường) bơm nước vào và đặt bệnh nhân liệt lên. Sức căng và sự di động của mặt nước trong đệm tạo thành áp lực thủy tĩnh tác động lên vùng da cơ thể bệnh nhân, có tác dụng như sóng mỗi khi có một lực tác động vào đệm.

2.2.3. Xòa bóp:

– Xoa bóp có tác dụng kích thích tuần hoàn có thể áp dụng ngay cả trường hợp trợt biểu bì hoặc có hoại thư.

– Trước hết + Rửa sạch tay

+ Rửa sạch vùng định xoa bóp bằng xà phòng sau đóxoa bóp với cồn và bột talc, xoa từ vùng có bắp cơ dày đến vùng dễ bị mảng mục.

– Xoa khoảng 15 phút mỗi ngày 1-2 lần.

Có thể kết hợp với tập cho bệnh nhân cử động để tránh tư thế xấu cho bệnh nhân về sau này.

2.3. Ðiều trị mảng mục.

2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ:

 

  1. Một khay dụng cụ băng bó mảng mục:

– Các loại dung dịch sát khuẩn và thuốc theo chỉ định điều trị.

– Chậu nước ấm

– Xà phòng.

– Khăn bông to.

– Khăn nhỏ.

– Cồn 700, bột talc.

– Vòng hơi cao su.

– Vòng bông và khăn phủ.

– Ðệm hơi hay đệm bông.

– Vải trải giường.

2.3.2. Tiến hành:

– Rửa sạch mảng mục như một vết thương, nếu mảng mục có tổ chức hoại tử, cần cắt lọc hết phần hoại tử, sau đó có thể nhỏ vài giọt insulin lên bề mặt mảng mục rồi đắp đường kính lên và thay đi khi đường tan.

– Ðắp thuốc theo chỉ định điều trị.

– Băng lại hoặc để thoáng tùy theo tình trạng mảng mục.

Tùy trường hợp bác sĩ có thể cho:

+ Băng kín thấm hút.

+ Băng thoáng hơi.

+ Rọi bóng đèn, phơi nắng.

+ Chiếu tia cực tím.

– Xoa bóp vùng xung quanh mảng mục để kích thích tuần hoàn.

2.3.3. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ:

– Mang tất cả dụng cụ về phòng.

– Rửa sạch dụng cụ bàng xà phòng và nước:

+ Lau khô, cất vào chỗ cũ.

+ Ðem tiệt khuẩn (nếu cần).

2.3.4. Ghi hồ sơ.

– Tình trạng của da. Những phát hiện mới nếu có.

– Tình trạng của mảng mục.

– Loại thuốc dùng.

– Các điều dặn dò (nếu cần)

2.3.5. Những điểm cần lưu ý:

– Nên phòng mảng mục hơn là trị mảng mục.

– Những bệnh nhân dễ bị mảng mục phải được nằm trên mặt phẳng êm và thay đổi tư thế, xoa bóp thường xuyên.

– Ðặc biệt theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu mảng mục.

– Giữ cho bệnh nhân được sạch sẽ và khô ráo ngay mỗi khi bẩn, ẩm ướt.

– Dinh dưỡng bệnh nhân: khẩu phần cần nhiều chất đạm và vitamin.

– Nên thay đổi vị trí các vòng, để lâu cũng gây mảng mục.

Tự lượng giá

Câu 1: Kể 3 nguyên nhân gây mảng mục

Câu 2: Trình bày 3 nguyên tắc đề phòng mảng mục

Câu 3: Bảng kiểm điều tri mảng mục

Qui trình kỹ thuật

Không

  • Chuẩn bị dụng cụ
  • Rửa sạch mảng mục như một vết thương
  • Ðắp thuốc theo chỉ định
  • Băng lại
  • Xoa bóp vùng quanh mảng mục
  • Thu dọn dụng cụ
   
Rate this post

Bình luận bằng facebook

bình luận

Trả lời